Đổi mới nhà trường, hiệu trưởng cần thích ứng

GD&TĐ - Theo TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý Giáo dục, năng lực thích ứng (AIlaptability Quotient -AQ) ngày càng quan trọng với các nhà lãnh đạo - những người đứng đầu tổ chức, trong đó có lãnh đạo nhà trường. AQ là khả năng thích ứng, duy trì sự thay đổi của môi trường và đổi mới nhà trường.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phải đối diện với sự thay đổi

Quản lý giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 phải cố gắng hướng đến môi trường làm việc chuyền nghiệp: dẫn đầu với sự đồng cảm; tìm hiểu thông qua việc tự điều chỉnh; tạo các giải pháp cùng thắng.

Còn IQ (Intelligence Quotient): Sự thông minh, kiến thức và hiểu biết của một người. EQ (Emotional Quotient): Thấu hiểu cảm xúc và khả năng giúp đỡ bản thân cũng như những người khác vượt qua hoàn cảnh của họ.

Một nhà quản lý có khả năng thích ứng phải xem tất cả những thay đổi, bất kể là giống với mong đợi hay không, là một phần hiển nhiên trong đời người, nếu muốn trở nên thành công hơn trong công việc phải đối diện với sự thay đổi và cần biết chấp nhận nó.

Trong quản lý giáo dục nói riêng và quản lý nói chung, để lãnh đạo, quản trị nhà trường thích ứng với bối cảnh mới, nhà quản lý cần tiến hành qua 3 giai đoạn: quan sát sự kiện và các mẫu; giải thích và phát triển các giả thuyết; thiết kế giải pháp can thiệp.

Những bước này lặp đi lặp lại, khi đã hoàn thành tất cả các giai đoạn, cần lặp lại quá trình và tinh chỉnh các quan sát, giải thích và can thiệp cho đến khi hài lòng với các giải pháp. Trong quá trình đó, nhà quản lý cần tập trung vào giá trị thay vì vào nỗi sợ hãi; chấp nhận quá khứ, “chiến đấu” cho hiện tại và tương lai và đừng trông đợi vào sự ổn định.

4 bước bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho các nhà quản lý

Trong bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để cải thiện AQ cho các nhà quản lý giáo dục (cũng như bất kỳ ai) có thể sử dụng mô hình "Các bước để chấp nhận trách nhiệm. Mô hình này bao gồm 4 bước: See it, Own It, Slove it và Do It.

Nhận ra sự thay đổi (See it): Nhận ra sự thay đổi là điều cần thiết. Bước này liên quan đến việc đánh giá điều gì khiến sự thay đổi là cần thiết, buộc phải sẵn sàng để thay đổi và kiểm soát nó với một thái độ cởi mỏ và thẳng thắn.

Để nhận ra sự thay đổi, nhà quản lý giáo dục buộc phải đón nhận các góc nhìn của những người khác (người học, người dạy, nhân viên, các bên liên quan) bằng cách đặt câu hỏi về tình huống cũng như yêu cầu họ đưa ra các phản hồi tích cực và có tính xây đựng về cách mà nhà quản lý dự định sẽ đối phó với sự thay đổi.

Phải có các góc nhìn để nhìn thấu vào bản chất của sự thay đổi. Nhà quàn lý giáo dục ở mọi cấp phải biết lắng nghe kể cả những điều "khó chấp nhận nhất” để hiểu được cần linh hoạt trong việc thích nghi trước thay đổi như thế nào và bằng cách nào để sự thay đổi đó tạo ra hiệu quả. Chủ động tìm kiếm các cơ hội để điều chỉnh lại bản thân, người khác và tổ chức nhằm đạt được các kết quà mong muốn.

Làm chù sự thay đổi (Own It): Nhà quản lý giáo dục phải giúp cho mọi thành viên hiểu về sự thay đổi, biết cách thực hiện sự thay đổi. Huy động mọi người cùng tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện sự thay đổi và phải hành động theo nguyên tác là tất cả mọi người đã tham gia đều phải chịu trách nhiệm cùng nhau để tạo ra được kết quả tốt nhất

Xừ lý thay đổi (Solve It): Nhà quản lý giáo dục phải phát triển kế hoạch hành động với tư duy sáng tạo. Khi nhận dạng được các giải phảp khả thi để khiến cho quá trình thích nghi với cái mới được dễ dàng hơn thì cần tiếp tục đặt ra câu hỏi: "Chúng ta cần làm gì khác?". Phải biết kết hợp chặt chẽ những ý tưởng hiện có với những ý tưởng mới theo một phương pháp tiếp cận độc đáo nhằm giải quyết các vấn đề và tận dụng các cơ hội.

Tiến hành thay đổi (Do It): Thực thi quá trình thay đổi cần bám sát kế hoạch hành động và theo dõi quá trình triển khai của các thành viên trong tổ chức. Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người. Điều quan trọng ở đây chính là nhà quân lý giáo dục phải thực sự tin tưởng rằng, các thành viên khác sẽ tạo ra kết quả tốt. Thành công đến từ sự chân thành, minh bạch và không đổ lỗi.

Để cải thiện AQ, nhà quản lý giáo dục cần nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu giá trị của bản thân và môi trường tồn tại để học cách thích ứng; phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, chuyển các cảm xúc lo lắng thành cảm xủc tích cực, tạo sự thoái mái để sẵn sàng thích ứng với cái mới;

Phải biết tự tạo động lực cho bản thân; biết đồng cảm chia sẻ với những người khác trong tổ chức, đặt mình vào vị trí của họ để thấu cảm; Phát triển khả năng giao tiếp, thuyết phục, xây dựng các mối quan hệ để tạo sự kết nối và đồng thuận trong quá trình thay đổi để thích nghi, đổi mới nhà trường và phát triển bền vững.

"Win –win": Nhà quản lý giáo dục cần chịu trách nhiệm và đóng góp công sức cho tổ chức không chỉ trong việc xử lý sự thay đổi mà còn giúp các thành viên trở nên vững chãi hơn trước sự thay đổi. Bởi lẽ, không phải mọi sự thay đổi nào cũng yêu cầu mọi người phải chuyển đổi theo nó. Khi chưa đúng thời điểm thì sự ổn định lại là điều quan trọng.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.