Đổi mới của GD – ĐT hợp với ý Đảng, lòng dân

GD&TĐ - Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục & Thời đại, nhiều cử tri ngoài ngành Giáo dục đã bày tỏ sự tâm đắc của mình trước những đổi mới của GD-ĐT trong thời gian qua. Những đổi mới đó là phù hợp với thực tiễn khác quan và hợp với ý Đảng, lòng dân.

Đổi mới của GD – ĐT hợp với ý Đảng, lòng dân

* Bà Nguyễn Thị Kim Loan – Phó chủ tịch UBND Thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông): Tâm đắc với những chủ trương đổi mới của ngành GD&ĐT

  Bà Nguyễn Thị Kim Thanh Loan

Với tư cách là một cử tri, tôi thấy thời gian qua ngành GD&ĐT đã có nhiều đổi mới phù hợp với thực tiễn khách quan và xu thế hội nhập quốc tế.

Để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất đó là Nghị quyết Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

Đây là một Nghị quyết đúng và trúng phù hợp với quy luật khách quan chứ không phải là ý muốn chủ quan. Điều đáng nói là kể từ khi triển khai Nghị quyết này vào thực tiễn, GD&ĐT của nước nhà đã có hướng đi rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và xu thế phát triển hội nhập quốc tế. 

Điều đáng mừng là giáo dục trong các nhà trường đã có một số chuyển biến tích cực cả trong nhận thức lẫn công việc nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập mà bấy lâu vẫn đang tồn tại. 

Trong những lần đi kiểm tra, thị sát ở trường học trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tôi nhận thấy Giáo dục đã và đang chuyển động thực sự. Không còn thấy cảnh thầy đọc, trò chép mà trong mỗi tiết học, các em học sinh đã được phát huy tối đa năng lực các nhân và khả năng vận dụng. 

Các tiết học đã thực hiện theo hướng giảng ít mà học nhiều. Vì vậy giờ học của các em trở nên sôi nổi hơn và không còn khô cứng, đơn điệu như trước.

Một điểm nhấn nữa nằm trong lộ trình đổi mới của ngành Giáo dục đó là việc triển khai Đề án Ngoại ngữ 2020 vào trong các nhà trường. Tôi cho rằng, đây là một Đề án không chỉ mang tính thời sự mà còn đậm chất thực tiễn.

Rõ ràng, ai cũng nhận thấy, trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay thì Ngoại ngữ là một công cụ hỗ trợ đắc lực để chúng ta hội nhập. 

Tuy nhiên thực tế những năm vừa qua cho thấy, việc dạy và học Ngoại ngữ trong các nhà trường vẫn còn nặng về ngữ pháp, chưa có quan tâm chú trọng đến kỹ năng giao tiếp và khả năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.

 Do đó học sinh, sinh viên sa khi ra trường vẫn còn hạn chế trong lĩnh vực này. Vì vậy tôi mới nói, việc triển khai Đề án Ngoại ngữ trong các trường học như hiện nay đã đáp ứng được nguyện vọng của xã hội và sẽ khắc phục được những hạn chế nêu trên. 

Đây không chỉ là vấn đề mang tính thời sự mà còn là chiến lược lâu dài mà ngành Giáo dục đã dự báo được. Bản thân tôi thấy khá tâm đắc về chủ trương này.

Ông Phạm Hùng Sơn – Phó giám đốc Trung tâm Bồi dường Chính trị Thành phố Bắc Giang: Đổi mới của giáo dục phù hợp với ý Đảng, lòng dân

 Ông Phạm Hùng Sơn

Trong thời gian qua tôi thấy ngành Giáo dục đã có nhiều thay đổi tích cực. Gần đây nhất là chủ trường thống nhất thành một kỳ thi chung - kỳ thi THPT Quốc gia. Hay như việc thay đổi đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 27/10/2014 của Bộ GD&ĐT. Đây là những chủ trường, quyết sách phù hợp với Đảng, lòng dân.

Đứng trên cương vị của một phụ huynh học sinh tôi rất hài lòng với việc Bộ GD&ĐT quyết định tổ chức 1 kỳ thi THPT Quốc gia. Với chủ trương này, phụ huynh chúng tôi nhận thấy, không chỉ là con em chúng tôi được tạo điều kiện thuận lợi mà ngay cả phụ huynh chúng tôi cũng được Ngành chia sẻ và quan tâm sâu sắc. Chúng tôi không cảm thấy bị áp lực về thi cử như trước đây.

Điểm ấn tượng thứ hai mà tôi thấy ngành Giáo dục đã quyết tâm thực hiện đổi mới đó chính là đổi mới phương pháp đánh giá học sinh tiểu học.

Với việc đánh giá, nhận xét học sinh bằng lời như hiện nay đã làm giảm áp lực cho các em sau mỗi buổi học. Điều quan trọng là các em cảm thấy vui vẻ và rất thích đến trường.

Ngay cạnh nhà tôi có rất nhiều em đang học tiểu học. Nhiều em sang nhà tôi chơi đều bày tỏ sự hồ hởi trước phương pháp nhận xét, đánh giá mới này. Vừa mới hôm qua, có em sang nhà tôi chơi và khoe rằng: Bác ơi! Hôm nay con được cô giáo khen có nhiều tiến bộ so với ngày trước. 

Điều ấn tượng với tôi là trong giọng nói của em đó chứa đầy sự tự tin, thoải mái và tự hào. Khác hơn với trước kia khi cháu khoe là: Hôm nay con được điểm 8 cao hơn có 2 điểm so với bài kiểm tra trước.

Nói như vậy để thấy rằng, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh tiểu học đã tác tác động tích cực đến tâm tư, tình cảm và phát triển tâm lý của trẻ, vì thế phụ huynh chúng tôi khá hài lòng với chủ trương đổi mới lần này của Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ