(GD&TĐ) - Để nâng cao chất lượng đội ngủ nhà giáo, chất lượng giáo dục, tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo.
Đổi mới hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học, khoa sư phạm và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Nâng cao chất lượng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên.
Hoàn thiện chế độ quản lý, chế độ chính sách đối với nhà giáo, quan tâm nhiều đến những nhà giáo giảng dạy ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của các cấp chính quyền và sự tham gia toàn xã hội trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
Đối với giáo viên: Xây dựng nền nếp, trật tự trong nhà trường, phải nghiêm túc thực hiện kỷ luật lao động, đảm bảo ngày giờ công. Nâng cao trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm, tùy theo mức độ, giúp học sinh sửa chữa, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục các học sinh khác. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá.
Tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ. Tăng cường và nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường, đây là lực lượng quan trọng, nhân tố tích cực trong việc phát huy tốt vai trò gương mẫu của đoàn viên trong học tập và rèn luyện.
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh; kịp thời liên hệ, báo cáo việc thực hiện nề nếp, kết quả học tập của các em, đề nghị gia đình phối hợp trong việc uốn nắn các em chưa ngoan.
Đối với học sinh: Thực hiện nội qui nhà trường đầy đủ, chấp hành đầy đủ các nội quy, quy chế của lớp, của nhà trường, của ngành, của địa phương theo sự hướng dẫn giám sát của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, chịu sự kiểm tra nhận xét đánh giá của cán bộ giáo viên và các tổ chức có liên quan.
Đề xuất về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo dạy tốt, học tốt trong nhà trường và xây dựng xã hội học tập:
Trước hết tìm cách thuyết phục làm cho PHHS cùng thông suốt, nhất trí với sự cần thiết phải phối hợp giáo dục con em, xây dựng CSVC, nhà trường chỉ ra những tác hại đối với nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ, những thiệt thòi cho trẻ, những vất vả của giáo viên, vì thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh, thiếu điều kiện về CSVC.
Do xuất phát từ thực tế, nên ý kiến đề ra đã tạo được sự thống nhất cao từ PHHS, tiếp tục phát động đề xuất PHHS suy nghĩ đề ra những giải pháp tốt hơn.
Tổ chức lấy ý kiến phụ huynh học sinh qua thư ngõ, phiếu góp ý kiến PHHS.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ 03 lần/ năm. Trong những lần tổ chức họp, nhà trường đưa kế hoạch ra cùng phụ huynh học sinh bàn bạc thống nhất và thông qua ý kiến của phụ huynh qua thư lấy ý kiến.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như xã hội ở địa phương như Công an, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận TQVN trong giáo dục học sinh.
Nguyễn Xuân Thắng