Độc đáo những chiếc cầu chỉ dành riêng cho động vật

Tại các quốc gia phát triển như Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ, Úc,... đã xây dựng những chiếc cầu vượt cho thú hoang. Đó là một hành động “có qua có lại” bởi chính chúng ta đang ngày càng xâm lấn môi trường sống tự nhiên của chúng.

Độc đáo những chiếc cầu chỉ dành riêng cho động vật

Mỗi năm, ở Pháp có trên 20.000 động vật hoang dã thiệt mạng do va chạm với phương tiện giao thông của con người, chưa kể một lượng lớn chim và côn trùng.

Đặc biệt tại các tuyến đường chạy ngang các cánh rừng, vườn quốc gia hay những nơi thiên nhiên hoang vắng, các loài vật thường bất ngờ băng sang đường thì việc tông vào chúng xảy ra rất thường xuyên. Dường như việc tuyên truyền, khuyến khích mọi người đi chậm lại, chú ý đường xá không mang lại kết quả đáng kể, nên các nhà bảo tồn thiên nhiên đã bắt tay vào thực hiện những kế hoạch cụ thể và thực tế hơn.

Thế là chiếc cầu vượt cho động vật ra đời đầu tiên ở Pháp và truyền cảm hứng đến các quốc gia khác.

Doc dao nhung chiec cau chi danh rieng cho dong vat - Anh 1

Interstate 90 (I-90) là tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc nước Mỹ, có vai trò kết nối các khu vực dân cư, thông thương và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, vì đi qua vườn quốc gia Wenatchee (Washington) rộng lớn, nó trở thành mối hiểm họa cho sự sống của các loài thú rừng. Mỗi ngày, tuyến đường này có trên 25.000 phương tiện di chuyển qua lại.

Các nhà bảo tồn thiên nhiên đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để bảo đảm an toàn cho động vật khi chúng di chuyển qua đường. Và chính phủ đã đồng ý thông qua dự án xây dựng các hệ thống cầu vượt, đường hầm để những con thú qua đường một cách an toàn.

Doc dao nhung chiec cau chi danh rieng cho dong vat - Anh 2

Theo kế hoạch sẽ có khoảng 24 ki-lô-mét đường nối giữa các tiểu bang được chuyển đổi thành một trong những hành lang thiên nhiên thân thiện với động vật hoang dã nhất thế giới. Công trình gồm có 20 hầm lớn, cầu vượt và hàng chục cống nhỏ cho những con vật băng qua, dự trù kinh phí lên tới 1 tỷ đô la.

Doc dao nhung chiec cau chi danh rieng cho dong vat - Anh 3

Không chỉ là những khối bê tông khô cứng, các kiến trúc sư đã phủ xanh cây cầu bằng thảm thực vật, đá, cây cối giống như một tạo vật của mẹ thiên nhiên vậy. Mục đích là để các con thú “tự tin sải bước” mà không e dè, lo lắng bởi dòng xe cộ nườm nượp phía dưới. Có thể mất vài năm để một số loài ví dụ như gấu quen thuộc với kiểu đường được thiết kế riêng cho chúng, song, lợi ích mà dự án này mang lại là không hề nhỏ.

Những công trình này có thể bảo đảm an toàn cho hàng chục ngàn động vật, giúp chúng di chuyển qua lại giữa hai phía của I-90, cho phép các quần thể động vật trao đổi di truyền.

Không những giải quyết tình trạng tai nạn giao thông của thú sống trên cạn mà các loài sinh vật sống dưới nước cũng được an toàn, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học hai bên đường Interstate 90, đoạn từ Hyak đến Aston.

Ngoài ra, dự án này còn giúp giảm nguy cơ lỡ tuyết, đá vào mùa đông, hạn chế tai nạn cho con người và phương tiện qua lại.

Doc dao nhung chiec cau chi danh rieng cho dong vat - Anh 4

Với ý nghĩa thiết thực, công trình này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà động vật học, kỹ sư và các nhà hoạt động vì môi trường. Họ đã chung tay góp sức để biến ý tưởng tưởng chừng phi thực tế này trở thành hiện thực một cách ngoạn mục.

Sau khi khởi động từ năm 2000, dự án đã đạt được những mục tiêu đề ra và đang tiếp tục hoàn thành chặng đường còn lại. Đó là khoảng thời gian không hề ngắn nhưng cũng không phải là vấn đề đối với những người yêu thiên nhiên và luôn mong những con thú hoang dã được an toàn trong thế giới của chúng. Chắc chắn rằng họ sẽ vẫn tiếp tục sứ mạng của mình trong thời gian đến.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ