Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn

Dù không còn đôi chân nhưng những chàng trai, cô gái ở đây vẫn có thể đắm mình trong những điệu khiêu vũ đầy say mê. Đó là một lớp học khiêu vũ đặc biệt - khiêu vũ trên xe lăn.

Thầy Đinh Thanh Hiếu là người đề xuất lớp học khiêu vũ trên xe lăn với Trung tâm DRD và dạy miễn phí hoàn toàn
Thầy Đinh Thanh Hiếu là người đề xuất lớp học khiêu vũ trên xe lăn với Trung tâm DRD và dạy miễn phí hoàn toàn
Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 1Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 2Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 3Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 4Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 5Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 6Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 7Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 8Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 9Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 10Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 11Độc đáo lớp học khiêu vũ trên xe lăn ảnh 12
“Khiêu vũ trên xe lăn” hay “Wheelchair dance sport” là môn thể thao có mặt ở Thụy Điển từ năm 1985 và sau đó phát triển sang nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên người khuyết tật được trải nghiệm môn thể thao mới lạ này.

Vũ sư Đinh Thanh Hiếu - Giảng viên của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM - là người đã đề xuất về lớp học đặc biệt này với Trung tâm DRD và dạy miễn phí hoàn toàn.

Được biết, thầy Hiếu đã có 15 năm kinh nghiệm huấn luyện các môn dance sport, yoga, zumba... Cách đây 3 năm tại Australia, biết được bộ môn khiêu vũ trên xe lăn này, thầy đã nung nấu và quyết tâm mang môn học thú vị này về Việt Nam hướng dẫn lại cho những người khuyết tật.

Khi nhạc nổi lên, trong khoảng sân rộng chừng 30 m2, các học viên vô cùng hào hứng và thích thú. Ai nấy đều lắc lư, hòa mình theo điệu nhạc. Vũ điệu trên xe lăn tuy không cầu kỳ, linh hoạt nhưng vẫn khiến những ai chứng kiến đều bị thu hút bởi vẻ đẹp lạ kỳ của riêng nó.

Lớp học là phương pháp rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống thể chất và tinh thần của người khuyết tật, đồng thời nâng caosự tự tin hòa nhập xã hội của người khuyết tật, góp phần tạo ra hình ảnh người khuyết tật năng động, chủ động hòa nhập cộng đồng.
Thầy Hiếu chia sẻ: “Ở Australia, người khuyết tật luôn được mọi người ưu tiên, quan tâm nên họ sống rất vui vẻ. Và tôi mong điều đó cũng sẽ có ở Việt Nam, nụ cười của người khuyết tật đẹp lắm. Đó là động lực để tôi đề xuất ý tưởng này với Trung tâm DRD. 
Tuy nhiên, tôi đã phải thiết kế lại bài giảng cho phù hợp hơn với thể trạng người khuyết tật Việt Nam. Bài giảng của tôi còn thực hiện thành video clip để các bạn khuyết tật khắp nơi có thể làm theo”.

Bạn Phạm Hồng Nhung - 23 tuổi, hiện đang làm design, người bị liệt một tay phải, hai chân và không nói được nhưng Nhung lúc nào cũng tươi cười. 

Dùng tay trái viết ra những cảm xúc của mình, Nhung cho biết “Trước đây, mình vẫn hay buồn vì hoàn cảnh không may mắn. Nhưng từ khi tham gia lớp học này, mình quen được nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ, nhận được nhiều sự chia sẻ, quan tâm. Mình thấy vui và thoải mái hơn rất nhiều”.

Chị Thảo Phương cho biết: “Mình tham gia lớp học từ những ngày đầu tiên, cảm thấy vô cùng hứng thú. Sau mỗi buổi tập, về nhà, mình ngủ ngon hơn. Những ngày không tới lớp, cảm thấy rất nhớ!”.

Sau giờ làm, chị Khuyất Như Quỳnh cũng vội vàng đến ngay lớp học. Chị cho biết “Không chỉ mang lại niềm vui, lớp học còn là liều thuốc bổ với người khuyết tật. 

Vì các động tác đó đều là múa trị liệu, bình thường, người khuyết tật ít vận động, khi tập như vậy, các cơ, đốt, cổ tay, khớp vai... được tác động linh hoạt và có độ dẻo”.

Lớp học kéo dài liên tục (2 buổi/ tuần, tối thứ Tư và thứ Sáu hằng tuần) dành cho các bạn là người khuyết tật. Trong khoảng 1 tiếng 30 phút, các bạn khuyết tật sẽ được học các điệu nhảy từ nhẹ nhàng đến sôi động. Xen lẫn những giọt mồ hôi là nụ cười rạng rỡ. Nhìn các học viên đắm chìm trong điệu nhạc không khác gì những thiên thần trong các vũ điệu xe lăn rực rỡ.

Theo kenh14.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ