Đô thị hóa nhanh đang gây áp lực cho ngành nước Việt Nam như thế nào?

GD&TĐ - Trong những năm qua, sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị đang ngày càng mở rộng cả về quy mô và số lượng. Đây là thách thức lớn đối với ngành nước hiện nay của Việt Nam nói riêng cũng như toàn cầu nói chung.

Triển lãm của ngành nuóc
Triển lãm của ngành nuóc

Áp lực đô thị hóa

Tại Triển lãm Quốc tế Hàng đầu về ngành Cấp thoát nước và Xử lý Nước thải tại Việt Nam – VIETWATER diễn ra tại Hà Nội, hàng loạt thông tin được công bố đã làm dư luận bất ngờ: Cả nước hiện có 828 đô thị, tỉ lệ đô thị hóa tăng nhanh, đạt 38% năm 2018. 

Ở khu vực phía Bắc, Hà Nội là thành phố đã vượt con số 8,2 triệu dân với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2018 là 7,37%, đạt mức cao nhất trong 3 năm qua và là một trong 10 thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Khi ngày một nhiều ngành nghề sản xuất, gia công, chế biến liên tục chuyển dịch đến các vùng phụ cận, hiện tượng này cho thấy xu thế đô thị hóa đã xác lập vẫn sẽ tiếp tục tăng. Hà Nội đã thu hút hơn 6,5 tỷ đô la Mỹ vốn FDI và lần đầu tiên vượt qua thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố thủ phủ quốc gia đã và đang nhìn nhận sản xuất, khoa học, công nghệ là các yếu tố phát triển mũi nhọn trong những năm tới đây và kỳ vọng sẽ củng cố hơn nữa ngành bán lẻ của Thủ đô, đồng thời phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng vận tải đến năm 2020. Đặc biệt, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến cho nguồn nước sạch của người dân cạn kiệt, trong khi nhu cầu ngày càng cao bởi dân số tăng, gia tăng dân nhập cư.

Theo GS. TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường: “Ở Việt Nam, mọi người cứ tưởng là nguồn nước rất dồi dào nhưng thực tế là có hạn. Tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm nảy sinh các chất thải đi qua các khu đô thị và công nghiệp”.

Hội thảo "Quản lý nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững"
Hội thảo "Quản lý nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững" 

Song, mức độ ô nhiễm nói chung, nguồn nước đi qua đô thị và công nghiệp đã bị ô nhiễm, vượt quá chỉ số cho phép chất lượng nước mặt. Đây là một thách thức đối với nguồn nước Việt Nam trong việc cung cấp nước cho dân sinh, nhất là dân số Việt Nam sắp đạt ngưỡng 100 triệu người.

Vấn đề đặt ra cho ngành nước

Chính vì sự phát triển của xã hội, nhiều thách thức đặt ra cho ngành nước hiện nay như làm thế nào để quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Đây được coi là một trong những yếu tố cấp bách cho sự phát triển của cả ngành công nghiệp và quản lý đô thị hiện đại.

Trong bối cảnh nền kinh tế tích cực này, thách thức quan trọng đối với nhà nước là quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Trong đó, quản lý nguồn nước, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những yếu tố cấp bách cho sự phát triển của cả ngành công nghiệp và quản lý đô thị.

Có thể thấy, chìa khóa của sự phát triển bền vững chính là đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước, thu gom xử lý nước thải, tìm kiếm các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực cấp, thoát nước, xử lý môi trường, đặc biệt là hướng tới đổi mới công nghệ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thấu hiểu những nhu cầu và thách thức đặt ra cho ngành nước trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, triển lãm VIETWATER 2019 với sự tham gia của nhiều đơn vị cung ứng hàng đầu đã trưng bày đa dạng danh mục sản phẩm ngành nước.

Người tiêu dùng có thể lựa chọn hệ thống máy khử muối và khử nước, công nghệ xanh và công nghệ nước bền vững.

Sông Tô Lịch (Hà Nội) nhiều chục năm ô nhiễm nặng.
Sông Tô Lịch (Hà Nội) nhiều chục năm ô nhiễm nặng.

Với doanh nghiệp lớn có thể quan tâm hoạt động quản lý cấp nước công nghiệp và đô thị, quản lý chất thải đô thị, hệ thống xử lý tự nhiên, công nghệ lưu trữ và xử lý nước mưa, quản lý và xử lý nước thải công nghiệp và đô thị, lọc và lọc nước, thủy lợi và thoát nước, quản lý tài nguyên nước và tái sử dụng nước, quản lý và xử lý nước thải, thiết bị bơm và van, hệ thống quản lý thoát nước.

 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Tại Việt Nam, trong bối cảnh lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37% (310 - 315 tỷ m3/năm), còn lại là xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ, nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất sẽ tăng nhanh đặt ra những thách thức to lớn về an ninh nguồn nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ