Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi "Mẹ không yêu mình".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.
"Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa"
Có 2 cái hại sau lời nói này:
Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.
Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ...
“Sao con không được như anh con/chị con/con nhà người ta?”:
Một trong những câu nói có mức độ “sát thương” hàng đầu với con trẻ là câu so sánh bé với những đứa trẻ khác. Cảm giác kém cỏi sẽ đeo bám bé rất lâu, dễ gây tâm lí tự ti, chán nản. Trẻ sẽ cảm thấy thù ghét người mà cha mẹ mang ra so sánh với mình. Nghiêm trọng hơn, trẻ dễ mang cảm giác thua kém này tới lúc trưởng thành.
“Mẹ đã nói với con rồi”
Khi bé gặp rắc rối do cố tình làm một việc gì mà trước đó bạn đã không đồng ý, bạn tưởng “Mẹ đã nói rồi mà” là câu tuyệt vời để bé “tỉnh ngộ” và nhận ra sai lầm của mình, thực tế nó chỉ khiến tình hình xấu hơn mà thôi.
Bé có thể tiếp tục vẫn làm những điều bị cấm đoán hoặc chẳng dám làm gì cả và trở nên nhút nhát. Câu này đã cướp của con bạn nhiều quyền tự chủ cần thiết và có thể để đẩy đứa trẻ làm những việc tồi tệ hơn trong sự tức giận và chống đối.
“Đừng làm như thế”: Mỗi cá nhân có một phong cách làm việc hay xử lý tình huống khác nhau. Vì vậy nếu trẻ làm một việc theo cách khác bạn vẫn làm nhưng vẫn đảm bảo an toàn thì bạn cứ để cho trẻ làm.