Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thay đổi nào. Thực chất, tỷ lệ ung thư não thậm chí còn đang giảm đi. Bạn cũng sẽ thấy, nhiều khối u ở trong các bộ phận của não hấp thụ lượng sóng radio cao, và do đó người ta cho rằng điện thoại là nguyên nhân gây ung thư.
Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại: Các vùng hấp thụ nhiều sóng vô tuyến lại có ít khối u hơn.
Ngoài ra, những người dành rất nhiều thời gian sử dụng điện thoại di động không có nhiều nguy cơ bị mắc u não hơn so với những người bảo thủ vẫn cố cho rằng, điện thoại di động gây ra ung thư.
Những trẻ em được cho sử dụng điện thoại di động không hề có nguy cơ bị mắc ung thư cao hơn những bé khác. Các sóng vô tuyến thậm chí còn không có khả năng gây tổn hại DNA. Danh sách này vẫn có thể tiếp tục (nếu như bạn tìm kiếm thông tin này trên trang web của Viện Ung thư Quốc gia).
Vậy tại sao, với tất cả những bằng chứng này, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) vẫn phân loại sóng vô tuyến là "chất có thể gây ra ung thư?".
Bởi vì, như chính IARC đã tuyên bố, "Tât cả các nghiên cứu, cho đến nay đều không cho phép loại trừ bất kỳ mối quan hệ nào giữa sử dụng điện thoại di động và nguy cơ ung thư não, mặc dù bằng chứng cho thấy mối quan hệ này là rất ít".
Cái bóng của sự nghi ngờ là quá đủ để họ xếp điện thoại di động vào nhóm 2B - danh sách các chất gây ung thư ở con người, trong đó có cả những thứ mà "có rất ít bằng chứng cho thấy chúng gây ung thư ở người, cũng như không đủ bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm".
Có rất nhiều chất hóa học đáng sợ trong danh sách này, cùng với sóng vô tuyến điện thoại di động, nhưng bạn có thể tìm ra một chất đặc biệt rất dễ nhận thấy, lô hội. Như bạn biết, thứ mà bạn chà xát vào làn da của mình để làm dịu da hoặc sử dụng làm mặt nạ dưỡng ẩm, theo IARC, đó lại là một chất có thể gây ra ung thư ở người.
Ngay cả khi chỉ có một vài nghiên cứu chưa hoàn chỉnh cho thấy rằng, có một mối liên kết nào đó rất nhỏ giữa một chất và bệnh ung thư, IARC sẽ liệt kê ngay chất đó vào danh sách những chất có thể gây ra ung thư.
Khi IARC công bố những phát hiện của mình về sóng vô tuyến, hai nhà Dịch tễ học đã viết trên Tạp chí Viện Ung thư Quốc gia rằng, bài báo tóm tắt của IARC "giống như một quyển sách giáo khoa về những sai lầm và sai sót có thể nảy sinh trong những nghiên cứu phỏng vấn về việc kiểm soát trường hợp di động có thể dẫn đến kết quả không thể giải thích được”.
Tuy nhiên, danh sách của IARC cũng để lại những hậu quả thực tế trên thế giới. Những hiểu lầm về danh sách của họ đã khiến cho các vụ kiện của tòa án trước đây trở nên lẫn lộn và gây ra nhiều băn khoăn.
Các tổ chức y tế lớn khác cũng không quá thận trọng với vấn đề này. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nói rằng, không có bằng chứng nào cho thấy rõ ràng là điện thoại di động gây ung thư.
Viện Ung thư Quốc gia (NCI) đồng ý, cũng như Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (NIH), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Ủy ban Liên lạc Liên bang và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật. Đây là những cơ quan được giao nhiệm vụ xem xét xem liệu những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra những mối đe dọa thực sự hay không.
IARC giống như là hàng phòng thủ đầu tiên, có công việc là xem xét ngay cả những bằng chứng mờ nhạt nhất để các tổ chức khác có thể quay lại và điều tra. Nhưng khi hầu như mọi cơ quan liên bang xem xét bằng chứng và quyết định rằng, không có đủ dữ liệu để chứng minh rằng, điện thoại di động gây ung thư, chúng ta nên lắng nghe họ hơn là IARC.
IARC không đưa ra quyết định dựa trên những gì thực sự gây ra mối đe dọa đến sức khỏe của bạn. NCI và NIH đã và vẫn đang tuyên bố một cách rõ ràng: Điện thoại di động không gây ra ung thư.
Vì vậy, hãy tiếp tục sử dụng điện thoại của bạn với tần suất như bạn muốn. Dù có lấy dây băng keo dính đầu của bạn vào điện thoại hay có một cuộc gọi kéo dài 8 tiếng mỗi ngày, bạn cũng chẳng bị làm sao cả.