Dịch bạch hầu bùng phát ở Tây Nguyên: Lỗi do dân?

Dịch bạch hầu bùng phát ở Tây Nguyên: Lỗi do dân?

Ðổ xô đi tiêm phòng

Ngay khi phát hiện ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên tại buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk vào chiều 7/7, ngành y tế Đắk Lắk lập tức có mặt tại ổ dịch, tiến hành phun hóa chất diệt khuẩn tại nhà của bệnh nhân và các hộ lân cận; Truy vết được các đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh, cho uống kháng sinh, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

Sáng hôm sau, GĐ Sở Y tế Đắk Lắk Nay Phi La ban hành ngay công văn chỉ đạo khoanh vùng cách ly toàn bộ buôn Diêo; Cử 1 đoàn công tác xuống ổ dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho hơn 700 người buôn Diêo. 

UBND huyện Lắk cũng lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bạch hầu gồm 32 thành viên do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban; Điều hành, phối hợp các ban ngành liên quan xử lý ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng. 

Đến chiều 8/7, Đắk Lắk chưa ghi nhận ca mắc mới ngoài bệnh nhân duy nhất phát hiện vào chiều 7/7.

Chốt kiểm soát vào làng Bông Hiot.
Chốt kiểm soát vào làng Bông Hiot.

Sau khi nghe Đắk Lắk có người nhiễm bệnh bạch hầu, nhiều người dân đổ xô tiêm vắc xin dịch vụ. Có mặt tại cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ trên đường Hai Bà Trưng (thành phố Buôn Ma Thuột), PV ghi nhận có rất đông người dân đến đăng ký tiêm phòng bệnh bạch hầu.

Bà Bùi Thị Mùi (55 tuổi, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết, rất lo lắng khi Đắk Lắk đã có người mắc bệnh. Bà hy vọng vắc xin chống được bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bà. 

Tương tự bà Nguyễn Thị Tạo (52 tuổi, Buôn Tría, huyện Lắk) cùng con trai (27 tuổi) đi hơn 70 cây số lên thành phố Buôn Ma Thuột tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. “Tôi rất sợ. Đi tiêm cho an tâm”, bà Tạo nói.

Lỗi tại dân?

Tại Gia Lai, ngành y tế cùng chính quyền địa phương đã lập 4 chốt kiểm soát ở làng Bông Hiot (xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa) khi khu vực này có ca bệnh bạch hầu vào ngày 4/7. Hiện khoảng 1.400 người dân được cách ly tại chỗ, khám sàng lọc và cho uống kháng sinh dự phòng. 

Ông Nguyễn Đình Tuấn, phó GĐ Sở Y tế Gia Lai cho hay, đến chiều 8/7, toàn tỉnh có 16 ca nhiễm bạch hầu. Đến nay ngành y tế Gia Lai vẫn chưa tìm ra nguồn lây bệnh dù bệnh nhi tử vong đã tiêm đủ vắc xin phòng bạch hầu.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân bùng phát bệnh bạch hầu tại Gia Lai do tỷ lệ tiêm chủng ở 1 số vùng còn thấp. Bên cạnh đó, bạch hầu chưa phải là bệnh đã được loại trừ nên vẫn còn khả năng lây lan trong cộng đồng. 

Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh.

Còn ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế Gia Lai nói rằng, không thể quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương do việc tiêm chủng chỉ đạt hiệu quả khoảng 95%, 5% còn lại là các trường hợp né tránh, trốn, đi làm trong nương rẫy trong thời điểm cán bộ y tế đến tiêm vắc xin.

Ngoài ra, còn 1 nguồn lây vô hình nằm trong cộng đồng khi những người nhiễm bệnh bạch hầu không bị phát bệnh.

Tính đến ngày 8/7, Đắk Nông có 28 ca mắc bệnh bạch hầu với 8 ổ dịch (2 ca đã tử vong). Tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ tháng 6/2020 diễn ra sáng 8/7, ông Hà Văn Hùng - phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho rằng, ngành y không đặt ra vấn đề phải xác định cho được nguồn lây F0. Vì dịch bạch hầu ở Việt Nam hiện nay chưa thanh toán hết, trong cộng đồng vẫn còn mầm bệnh.

Trong số 28 ca bệnh ở Đắk Nông, có 5 ca người lành mang trùng (những người này hoàn toàn bình thường, không có các triệu chứng gì, lại mang bệnh). Bạch hầu không nhất thiết phải tìm ra F0, quan trọng nhất là phải tìm cho ra ca mắc mới và xử lý. 

Đến thời điểm này, 4 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận  67 người dương tính với bạch hầu, Đắk Nông là tỉnh có số người mắc nhiều nhất với 28 ca (2 ca tử vong), Kon Tum 22 ca, Gia Lai 16 ca (1 ca tử vong) và Đắk Lắk 1 ca.

Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về việc để dịch bùng phát trách nhiệm thuộc về ai? Theo vị Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông, trách nhiệm trước hết thuộc về người dân. 

“Để ổ dịch xảy ra ở cộng đồng, ý thức của người dân còn hạn chế, rất thiếu sự hợp tác. Có trường hợp đang giữ giấy cam kết không tiêm chủng vì sợ tiêm về bị sốt. Họ chỉ tập trung đi rẫy, đi nương, khi nào nhớ thì tiêm, không thì thôi. 

Nói như vậy, không phải y tế là hoàn hảo. Chúng ta phải xem có gì khiếm khuyết để rà soát lại. Dịch bệnh xảy ra không phải chỉ ở mỗi trẻ nhỏ mà ở 7 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi. Không thể truy cứu lịch tiêm chủng vì đồng bào Mông di cư từ phía Bắc vào không có giấy tờ gì", ông Hùng cho biết thêm.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ