Học Lịch sử qua Atlat

Học Lịch sử qua Atlat

(GD&TĐ) - Nhiều năm giảng dạy Lịch sử phổ thông, thầy Trần Trung Hiếu – Giáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đề xuất nên thiết kế, biên soạn và ban hành bộ tài liệu Atlat môn Lịch sử nhằm hỗ trợ việc dạy môn học này.

Học Lịch sử qua những trải nghiệm thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn
Học Lịch sử qua những trải nghiệm thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn

Thầy Hiếu cho rằng, một trong những hạn chế cần được sửa đổi trong chương trình SGK môn Lịch sử phổ thông là có nhiều kiến thức, sự kiện, vấn đề lịch sử  mang tính hàn lâm, trừu tượng với kênh chữ nhiều hơn kênh hình.

Riêng kênh hình chỉ in 2 màu trắng và đen (so với SGK môn Địa lý được in 8 màu, trang trí và trình bày khá hấp dẫn, rõ ràng). Điều này khiến giáo viên và học sinh khó xác định khoảng thời gian của mỗi tấm ảnh tư liệu nếu không có chú thích mốc thời gian ra đời.

Bên cạnh đó, xét về mặt nội hàm, Lịch sử cũng là một trong những môn học mang tính đặc thù. Tâm lý phổ biến của học sinh khi học và thi môn Lịch sử là rất “ngán” phải học thuộc và nhớ hết các số liệu, chi tiết ngày tháng sự kiện lịch sử trong SGK. Việc biên soạn và ban hành bộ tài liệu Atlat về Lịch sử sẽ giảm tải được những số liệu, ngày tháng, phụ lục, tài liệu tham khảo thông qua cuốn Atlat Lịch sử mà SGK hiện hành chưa đáp ứng nổi.

“Trong quá trình dạy và học Lịch sử, đây sẽ là phương tiện rất hữu ích cho giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập thực hành Lịch sử thông qua các số liệu thống kê cụ thể, bản đồ, sơ đồ, các biểu bảng… có trong Atlat.

Với hệ thống các câu hỏi, bài tập về nhà mà giáo viên đưa ra cho học sinh trên cơ sở số liệu của Atlat Lịch sử buộc học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, khả năng tư duy và khái quát hóa cao, kỹ năng nhận xét, đánh giá, xử lý, phân tích số liệu qua cuốn Atlat này. Học Lịch sử qua Atlat, học sinh sẽ hứng thú hơn, sẽ hăng say tìm tòi, khám phá những tri thức mới bằng những kênh hình sống động của Atlat Lịch sử” – Thầy Hiếu cho hay.

Lợi ích của Atlat, theo thầy Hiếu còn gắn với sự cải thiện đáng kể về điểm số. Nếu có thêm cuốn Atlat về Lịch sử mà các thí sinh có thể được phép mang nó vào phòng thi để sử dụng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thì với “tài liệu hợp pháp” này, nhiều học sinh có học lực trung bình với kỹ năng rất cơ bản cũng có thể có thêm cơ hội kiếm điểm bên cạnh những câu thi yêu cầu hình thức tự luận.

Nếu được biên soạn, Atlat Lịch sử sẽ một tài liệu quan trọng và thật sự cần thiết góp phần quan trọng trong quá trình dạy học và nâng cao chất lượng môn Lịch sử” anh Trần Trung khẳng định.

Hiếu Nguyễn ghi

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ