Đi tìm tên thật của loài vàng tâm

Theo ông Phùng Mỹ Trung – Người sáng lập ra trang Web Thực vật rừng Việt Nam cho biết, mấy ngày hôm nay, trang web của ông nhận được nhiều lượt truy cập để tìm hiểu về loài cây vàng tâm...

Đi tìm tên thật của loài vàng tâm

Trong nhiều ngày qua, dư luận hết sức bức xúc việc đốn hạ cây xanh và trồng thay thế cây mới trên một số tuyến phố ở Hà Nội.

Một số ý kiến của các chuyên gia thực vật học cho rằng, những cây trồng thay thế trên các tuyến phố không phù hợp với tiêu chí cây xanh đô thị.

Đặc biệt loạt cây thay thế trên một số tuyến phố là cây mỡ chứ không phải là loài vàng tâm quý hiếm như các nhà chức trách khẳng định.

Đi tìm tên thật của loài vàng tâm ảnh 1

Cây mỡ - Ảnh Phùng Mỹ Trung

Theo ông Phùng Mỹ Trung, có lẽ trong các câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất về chuyệt chặt cây xanh ở Hà Nội trong những ngày qua là tại sao không phải là chặt và trồng lại xà cừ (Khaya senegalensis), lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula), nhội (Bischofia trifoliate), sao đen (Hopia odorata) … mà lại trồng vàng tâm (Manglietia fordiana)? Vậy vàng tâm là loại cây gì mà lại nhất quyết phải trồng?

Đi tìm tên thật của loài vàng tâm ảnh 2

Cây mỡ Phú Thọ - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Ông Phùng Mỹ Trung cho rằng, ở Hà Nội, một loài trong họ ngọc lan (Magnoliaceae) được trồng khá phổ biến và rất nhiều người biết đến có mùi hương của hoa là cây ngọc lan trắng (Michelia alba). Ngọc lan trắng Michelia alba khá giống các loài đang trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được xác định là cây mỡ (Manglietia phuthoensis).

Cây mỡ là loài cây lâm nghiệp chỉ dùng để trồng rừng làm nguyên liệu giấy, lấy gỗ xây dựng … chứ không phải cây gỗ quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam.

Đi tìm tên thật của loài vàng tâm ảnh 3

Cây vàng tâm. Ảnh: Trịnh Ngọc Bon

“Trong “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015” hoàn toàn không thấy có những hội thảo, lấy ý kiến từ các nhà nghiên cứu chuyên môn xem việc cây trồng đó có phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sống của Hà Nội hay không. Đến khi báo chí chất vấn họ cho biết là trồng cây vàng tâm nhưng không thấy nói rõ loài này có tên latin là gì? chỉ thấy nói nằm trong sách đỏ Việt Nam.”- Ông Phùng Mỹ Trung cho biết.

Theo nhà nghiên cứu thực vật rừng Phùng Mỹ Trung, các báo cáo và các nghiên cứu về Thực vật chí Việt Nam các loài này thuộc chi Manglietia tạm gọi là “vàng tâm”. Chi này hiện nay ở Việt Nam có khoảng 14 loài gồm:

1. Manglietia blaoensis
2. Manglietia phuthoensis
3. Manglietia conifera
4. Manglietia dandyi
5. Manglietia duclouxii
6. Manglietia fordiana
7. Manglietia hainanensis
8. Manglietia insignis
9. Manglietia rufibarbata
10. Manglietia aromatica
11. Manglietia ventii
12. Manglietia garrettii
13. Manglietia crassifolia
14. Manglietia sapaensis

Cây trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh hiện chưa rõ là mỡ hay vàng tâm. Ảnh: Chí Cường
Cây trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh hiện chưa rõ là mỡ hay vàng tâm. Ảnh: Chí Cường

Trong số 14 loài trên thì có 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam đó là vàng tâm - Manglietia fordiana và vàng tâm dandy - Manglietia dandyi.

Việc lẫn lộn giữa cây mỡ - Manglietia phuthoensis và cây vàng tâm - Manglietia fordiana đã sai lầm thì việc xác định chọn giữa 2 loài vàng tâm trong sách đỏ là vàng tâm - Manglietia fordiana và vàng tâm dandy - Manglietia dandyi càng trở nên thực sự “đau đầu” với ngay cả các nhà chuyên môn.

Trong đó loài vàng tâm dandy - Manglietia dandyi là loài có gỗ tốt, quí hiếm nhất, có mùi thơm, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ, khắc, tiện, tạc tượng và cũng là loài hiếm nhất trong các loài được đánh lận là vàng tâm.Theo cá nhân ông Phùng Mỹ Trung thì đây mới là loài cần được trồng trên đường phố Hà Nội nói chung và đường Nguyễn Chí Thanh nói riêng.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ