ĐH RMIT ra mắt ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Hà Nội

GD&TĐ - Đại học RMIT Việt Nam chính thức đưa vào đào tạo chương trình Cử nhân Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) tại cơ sở Hà Nội của trường.  

Trường ĐH RMIT ra mắt ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Hà Nội
Trường ĐH RMIT ra mắt ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Hà Nội

Dự đoán nhu cầu ngành thiết kế

GS Julia Gaimster - Chủ nhiệm nhóm Bộ môn Thiết kế tại Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam - cho biết chương trình được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của SV thiết kế hiện đang học tại trường cũng như nhu cầu nhân lực tốt nghiệp ngành thiết kế cho Việt Nam trong tương lai.

Theo điều tra về lương tại Việt Nam năm 2017 của Robert Walters, ngành thiết kế sẽ ngày càng được ưu tiên trong các công ty dịch vụ và kinh doanh, và chuyên gia lĩnh vực này sẽ rất được săn đón.

Theo GS Gaimster, các ngành sáng tạo Việt Nam đã thể hiện tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong suốt thập kỷ qua, và nhu cầu nhân lực ngành thiết kế được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Việc số hóa và thay đổi chóng mặt của thị trường sẽ càng cần lứa những nhân viên thiết kế mới, những người có thể đưa ra các giải pháp thiết kế sáng tạo đa ngành ở cấp độ cao cho đối tượng khách hàng hoàn toàn khác biệt bằng cách hợp tác làm việc qua mạng lưới toàn cầu.

Trong khi đó, ngành thiết kế đang điêu đứng vì thiếu chuyên viên thiết kế đa ngành, đặc biệt là những người có năng lực thiết kế ý tưởng.

SV tốt nghiệp có thể làm thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện và hình ảnh động, thiết kế thực tế ảo hỗn hợp
SV tốt nghiệp có thể làm thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện và hình ảnh động, thiết kế thực tế ảo hỗn hợp 

Lộ trình chương trình Cử nhân Thiết kế tại RMIT

Được biết, chương trình Cử nhân Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) tại RMIT Việt Nam nhấn mạnh vào phát triển ý tưởng, quy trình thiết kế và thực nghiệm, đồng thời cân bằng với các kỹ năng thực tiễn cần có.

Chương trình là sự tổng hòa giữa lý thuyết và thực hành, cho phép SV phát triển kiến thức và kỹ năng có thể ứng dụng vào các vấn đề liên quan đến những thiết kế khác nhau.

Vào năm cuối, SV sẽ làm dự án thực tiễn cuối khóa, kết hợp với đối tác trong ngành, các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm khác trong cộng đồng để thực hiện những dự án sáng tạo hướng đến cộng đồng để có thể hỗ trợ các vấn đề xã hội và môi trường ở Việt Nam.

Đến thời điểm tốt nghiệp, SV học ngành này sẽ có được năng lực thiết kế vẹn toàn dựa trên việc xây dựng kiến thức lý thuyết và nội dung vững chắc, làm dự án thực tế, tích lũy kỹ năng thực tế và học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong không chỉ mỗi môn thiết kế.

GS Gaimster cho biết chương trình này hiện rất được ưa chuộng tại TP. Hồ Chí Minh và sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên tại cơ sở Hà Nội vào tháng 10/2019.

SV học ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo sẽ có thể chọn hai trong số các chuyên ngành: Đồ họa và giao tiếp thị giác, minh họa và hình ảnh, và thực tế ảo hỗn hợp. Từ nền tảng đó, SV có thể có được những cơ hội nghề nghiệp đa dạng như làm thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện và hình ảnh động, và thiết kế thực tế ảo hỗn hợp.

Theo ĐH RMIT Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.