Đề xuất hoạt động bồi dưỡng, phát triển hiệu trưởng

GD&TĐ - TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Học viện Quản lý Giáo dục đề xuất các hoạt động bồi dưỡng, phát triển hiệu trưởng.

Ảnh minh họa/Minh Phong
Ảnh minh họa/Minh Phong

Theo TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và hiệu trưởng trường học của nhiều nước trên thế giới rất được quan tâm. Các nghiên cứu và hoạt động phát triển hiệu trưởng tập trung ở các khía cạnh:

Thứ nhất, xác định vai trò mới của giáo dục trong tiến trình phát triển xã hội; xác định những yêu cầu mới về sự phát triển giáo dục, theo đó nhận diện những yêu cầu mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, hiệu trưởng ở từng thời kỳ phát triển của quốc gia;

Thứ hai, xây dựng và sử dụng Chuẩn hiệu trưởng làm căn cứ cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng hiệu trưởng; làm công cụ đánh giá, quản lý, hỗ trợ hiệu trưởng tự đánh giá và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của bản thân

Thứ ba, xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và hiệu trưởng. Trong đó các chương ứình đào tạo, bồi dưỡng được phát triển theo hai hướng: Chương trình lấy văn bằng và chương trình không lấy văn bằng.

Các chương trình lấy văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản lý giáo dục hiện được triển khai mạnh ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, úc, New Zealand,...

Ở các nước đang phát triển, chủ yếu là các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để cấp chứng chỉ. Nhưng có thể thấy hầu như ở mọi nước đều triển khai cả hai loại chương trình với mức độ ưu tiên khác nhau tuỳ theo tình hình cụ thể của từng nước;

Thứ tư, đổi mới phương thức bồi dưỡng CBQL giáo dục: Thuyết giảng được thay bời các phương pháp dạy học tích cực hơn: Tăng thực hành; ứng dụng các nguyên tắc học dành cho người lớn; tăng cường hoạt động tương tác, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, đánh giá tin cậy, học tập trên thực địa.

Phổ biến là mô hình khảo sát điểm, trong đó nội dung hộc tập được phân tích và tiếp thu từ một kết quả khảo sát cụ thể. Mô hình học theo tình huống được đánh giá cao bởi nó đặt các Hiệu trưởng tương lai vào các tình huống giả định mà họ sẽ phải đương đầu. Mô hình học tập thực địa và tập sự cũng đang được áp dụng rộng rằi dù gặp nhiều khó khăn trong việc tồ chức.

Thứ năm, xây dựng các chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CBQL giáo dục. Một trong những chính sách mà nhiều nước xây dựng là chính sách thu hút nhân tài thông quan chế độ lương, phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc và dịch vụ hỗ trợ như: hỗ trợ tạo nguồn, phát triển nghề nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ