Đó là một trong những quy định về điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ tại dự thảo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến rộng rãi.
Ngoài ra, học viên cần đạt các điều kiện khác như: Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chư¬ơng trình đào tạo; không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/ năm. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của chuyên ngành đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ này được thực hiện từ một năm đến hai năm học.
Để được dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, ứng viên cần đảm bảo các điều kiện về văn bằng (tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi...); thâm niên công tác chuyên môn (do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định); có đủ sức khoẻ để học tập và nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.
Những đối tượng: Ng¬ười có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo; th¬ương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hư¬ởng chính sách như¬ th¬ương binh; con liệt sĩ; AHLLVT, AHLĐ, người có công với cách mạng; ng¬ười DTTS ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, được cộng một điểm cho môn cơ bản vào kết quả thi. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
Thí sinh nộp Hồ sơ đăng ký dự thi cho cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.
Thí sinh trúng tuyển phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 ở các môn thi cơ bản, cơ sở. Môn ngoại ngữ đạt yêu cầu theo quy định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo. Tr¬ường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm các môn thi như nhau thì sẽ xét đến mức điểm cao hơn của môn cơ sở, sau đó đến môn cơ bản và cuối cùng là môn ngoại ngữ để xác định người trúng tuyển.
Học viên viết đơn gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp: Được điều động vào lực lượng vũ trang; bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, có giấy xác nhận của cơ quan y tế; vì nhu cầu cá nhân, trường hợp này học viên đã phải học ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo.
Học viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo, phải viết đơn gửi Thủ trưởng cơ sở đào tạo ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
Học viên khi dự kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần nếu vi phạm quy chế, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành. Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Đối với các khóa tuyển sinh kỳ thi tháng 2/2010 trở về trước áp dụng chương trình đào tạo và hình thức đào tạo quy định tại Quyết định 18/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo sau ĐH. Đối với học viên tuyển sinh kỳ thi tháng 9/2010 trở đi áp dụng chương trình đào tạo quy định tại Thông tư này. Đối với học viên tuyển sinh năm 2010, 2011 tùy theo điều kiện, cơ sở đào tạo có thể áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc theo niên chế.
Từ năm 2012, các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ áp dụng hình thức đào tạo như quy định tại Thông tư này. Trước ngày 30/12/2010, Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải hoàn thành việc xây dựng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ quy định tại Thông tư này. Đồng thời phải kiện toàn tổ chức Ban (Khoa, Phòng hoặc đơn vị phụ trách cấp trường) sau đại học và chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ có chất lượng tại cơ sở đào tạo.
Lập Phương