Đề thi môn Sinh học sắp xếp theo thang bậc kiến thức

GD&TĐ - Đề thi môn Sinh học nhận được những ý kiến đánh giá ban đầu của các giáo viên, chuyên gia.

Đề thi môn Sinh học sắp xếp theo thang bậc kiến thức

Đề Sinh học dự kiến phổ điểm khá rộng

Nhận xét về đề thi Sinh học trong tổ hợp bài thi KHTN sáng nay (26/6), cô Vũ Thị Trọng - giáo viên môn Sinh học Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) cho biết, đề thi không quá khó, bám sát chương trình SGK, ma trận tương tự như đề thi minh họa Bộ GD&ĐT và có tính phân hóa cao. Theo cô Trọng, trong 30 câu đầu thuộc dạng cơ bản để thí sinh có thể dễ dàng lấy 6 điểm. Từ câu 31 trở đi là những câu dùng để phân loại thí sinh dành cho học sinh khá, giỏi.

Nội dung đề thi hầu hết nằm trong chương trình Sinh học lớp 12 và một phần kiến thức ở lớp 11. Kiến thức phủ nội dung chương trình và phân bổ tương đối đồng đều giữa các chuyên đề, có sự sắp xếp theo vùng từ dễ đến khó ở mức tương đối. Sự phân bổ mức độ câu hỏi cũng tương đối rõ ràng với khoảng 60% câu hỏi trong đề ở mức độ cơ bản, 40% câu hỏi còn lại có độ khó tăng dần.

Các câu hỏi tường minh, rõ nghĩa, không đánh đố học sinh, cấu trúc đề phù hợp với việc thi 2 trong 1, khoảng 21 câu đầu rất phù hợp cho HS xét tốt nghiệp. Đề có sự phân hóa rõ ràng. Các dạng Toán tương đối quen thuộc. Nếu chắc kiến thức học sinh có thể đạt điểm tối đa. HS thi tốt nghiệp cũng có thể lấy được điểm 4 – 5. 

Theo cô Trọng, xu hướng của đề thi môn Sinh những năm gần đây là thí sinh phải giải nhiều bài toán khác nhau (trong cùng 1 câu) sau đó kết hợp lại và suy ra đáp án cuối cùng. Do vậy, thí sinh phải có kiến thức vững vàng, biết suy luận và tư duy nhanh nhạy mới tìm ra đáp án đúng nhất cho câu hỏi dạng tổng hợp như vậy. Trịnh Huyền (ghi)

Khoảng 50 % tổng số câu hỏi đếm mệnh đề đúng sai trong môn Sinh học

Theo nhận định về thi môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của các giáo viên Tổ Sinh học - Hệ thống GD Hocmai, so với đề thi năm 2017, đề thi năm 2018 ở mức độ khó hơn hẳn, các câu hỏi vận dụng cao đặc biệt nặng về tính toán, điểm 10 chắc chắn sẽ rất hiếm.

Trong đó, 20 câu đầu (50% tổng số câu hỏi) ở mức độ nhận biết; thông hiểu dùng cho mục đích xét tốt nghiệp. Kể từ câu 101 trở đi, các câu hỏi nâng dần về độ khó nhằm mục tiêu phân loại thí sinh, 10 câu hỏi cuối đòi hỏi thí học sinh ở mức độ  phải có khả năng vận dụng cao.

Kì thi THPT quốc gia năm 2018 bắt đầu có sự xuất hiện nội dung của chương trình Sinh học 11. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Sinh học 11 là 20 %, còn lại là chương trình Sinh học lớp 12. Trong đó, các câu hỏi thuộc chương trình 11 chỉ rơi vào Chương 1 – Chuyển hóa vật chất và năng lượng (50% là câu hỏi về thực vật, 50% câu hỏi về động vật).

Giữa các mã đề có sự lặp lại về các dạng câu hỏi và thay đổi số liệu. Đặc biệt, 50% tổng số câu hỏi về đếm mệnh đề đúng sai. Tỉ lệ này nhiều hơn so với đề thi năm 2016, 2017. Để làm được những câu hỏi này thí sinh vừa phải có khả năng tổng hợp kiến thức; có kĩ năng xử lí phương án nhiễu đồng thời phải có phản xạ rất nhanh mới có thể hoàn thiện được. Đề xuất hiện dạng câu hỏi 3 gen cùng nằm trên 1 NST (câu 112 – mã đề 206; câu 117 – mã đề 213; câu 118 – mã đề 223). Đây là dạng bài hiếm khi xuất hiện trong đề thi những năm gần đây.

Đề thi  xuất hiện câu hỏi thí nghiệm (câu 99 mã đề 206; câu 93 mã đề 205). Đây là câu hỏi thuộc phần Sinh học 11, học sinh phải liên hệ, suy luận từ kiến thức đã được học trong chương trình sách giáo khoa mới có thể xử lí được câu hỏi. Duyên Vũ (lược ghi)

Đôi bạn hài lòng với bài thi của mình
Đôi bạn hài lòng với bài thi của mình 

Đề thi Sinh học có tính ứng dụng và liên hệ thực tiễn cao

Theo cô Nguyễn Thị Phương – Giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 5 (Nghệ An) đề thi năm nay có ưu điểm lớn nhất là phân hóa rất rõ ràng. Qua xem mã đề số 205, có thể thấy 20 câu đầu kiến thức nhẹ nhàng với học sinh với mức độ nhận biết và thông hiểu. Còn 20 câu sau thì có độ dài tương đối.

“Sau khi kết thúc buổi thi, nhiều học sinh cũng đã gọi điện cho tôi nói đề phía sau phải rất vất vả để làm. Có nhiều ý trong 1 câu, bằng nhiều câu cộng lại. Một số câu khá là hóc búa” - cô Phương cho biết.

Những câu khó đó, kiến thức không mới, và toàn bộ đề bao gồm cả những câu thuộc chương trình 12 và 11 đều nằm trong chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên, cách hỏi được đưa ra mới mẻ, yêu cầu học sinh phải có kiến thức thật tốt. Vì thế, khả năng học sinh làm được hết là không nhiều.

Cô Phương cũng cho rằng, môn Sinh học là môn có tính ứng dụng cao, nên đề thi cũng có nhiều câu hỏi vận dụng thực tế. Đây cũng là một ưu điểm nữa của đề thi. Ví dụ như câu hỏi về sinh học cơ thể, câu hỏi về quá trình diễn biến sinh thái, chu trình vật chất trong thiên nhiên, về tài nguyên, vấn đề tái sinh… Những câu này không quá khó, nhưng thú vị.

Khó nhất có thể nói là phần di truyền và sinh hóa. Đây cũng là phần câu hỏi có sự tích hợp giữa các môn học và là câu để xác định học sinh giỏi. Hương Lài (ghi)

Đề thi Sinh: Câu hỏi gần như phủ kín chương trình lớp 12

Thầy Nguyễn Duy Khánh – Giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ – nhận định về đề thi Sinh học, kỳ thi THPT quốc gia 2018:

Tỉ lệ phân bố 4 mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao trong đề thi minh họa lần lượt là: 15%, 32,5%, 27,5% và 25%. Theo đó, so với năm 2017, đề thi môn Sinh học lần này có độ khó tăng vọt với 25% câu vận dụng cao (8 câu). Một số câu ở mức độ vận dụng tuy không quá khó nhưng có những phần kiến thức học sinh rất dễ nhầm lẫn dẫn đến mất thời gian cho những câu mức vận dụng cao. 20/40 câu trong đề là câu đếm mệnh đề (mỗi câu có 4 nhận định đúng/sai tương ứng với 4 câu hỏi/bài tập).

Về nội dung đề thi:Đúng theo thông báo của Bộ GD&ĐT đã công bố trước đây, kiến thức trong đề phân bố theo tỉ lệ: 80% thuộc chương trình Sinh học 12 (32 câu) và 20% thuộc chương trình Sinh học 11 (8 câu).

Về kiến thức Sinh học 12, vẫn như các năm trước, các câu hỏi vẫn hầu như phủ kín toàn bộ chương trình. Hai chương chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất vẫn là “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và “Cơ chế di truyền và biến dị” Các câu hỏi dễ lấy điểm tập trung chủ yếu ở phần “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường”, phần “Tiến hóa” và chương “Cơ chế di truyền và biến dị”.

Trong khi đó, các câu hỏi vận dụng cao tập trung chủ yếu trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”. Một câu phả hệ trong đề (thuộc chương V Di truyền học người) thường rất khó thì trong đề thi năm nay cũng như đề thi tham khảo 2018 tương đối nhẹ nhàng với các em khá và giỏi.

Đề thi sáng 26/6
Đề thi sáng 26/6

Về kiến thức Sinh học 11, trong đề tham khảo lần này, các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11  chỉ rơi vào phần kiến thức của chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”. Phần lớp 11 có 1 câu hỏi thực hành rất hay, gắn với kiến thức thực tiễn và đời sống.

Với sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Phú Thọ về việc tăng cường bồi dưỡng dạy phân hóa sâu cho các đối tượng học sinh đã giúp cho các em học sinh có kinh nghiệm để hoàn thành tốt bài thi. Với các em học sinh chỉ thi môn Sinh học để xét tốt nghiệp THPT thì việc bám sát sách giáo khoa và kiến thức giảng viên giảng dạy trên lớp thì có thể đạt yêu cầu.

Với học sinh cần đạt từ 5-7 điểm thì đề này không gây “sốc” như các thông tin đại chúng truyền thông thời gian gần đây. Với những học sinh khá giỏi, để đạt từ trên 7 đến 9 điểm thì cần phải có tốc độ làm bài rất nhanh và chính xác.

Đề thi khá dài và có một số câu hỏi mang tính “bẫy” học sinh sẽ khiến các em mất thời gian để phân vân các nhận định đúng sai. Nếu các em làm chắc chắn 32 câu đầu trong khoảng 20-25 phút thì sẽ đạt điểm rất cao. Với mức độ đề khó ở tất cả các môn nói chung và đề thi tổ hợp nói riêng, số học sinh đạt điểm 10 năm nay sẽ không nhiều như năm 2017.

Việc kiểm tra khảo sát chất lượng của Sở GD&ĐT cho học sinh toàn tỉnh 2 lần đã đạt hiệu quả rất cao. Các giáo viên cốt cán được triệu tập để phân tích đề tham khảo 2018 các môn để từ đó xây dựng khung ma trận, phân tích hướng ra đề để giúp định hướng cho các giáo viên và học sinh toàn tỉnh chủ động giảng dạy và ôn tập.

Các trường đã thực hiện đúng chủ trương của Sở GD&ĐT, tăng cường kiểm tra đánh giá thường xuyên các học sinh và tích cực phân hóa sâu các lớp bồi dưỡng để phân loại các đối tượng học sinh khác nhau theo năng lực. Lập Phương (ghi)

Vui vẻ sau môn thi
Vui vẻ sau môn thi
Đề thi hay, không quá lạ

Cô Trần Thị Bích Thảo – giáo viên Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) nhận xét:

Phạm vi đề thi: Nội dung đề hoàn toàn đúng với phổ kiến thức và cấu trúc trong chương trình lớp 12 và 11 theo đúng tỷ lệ số câu như đề tham khảo của Bộ GD&ĐT công bố.

Đề có sự sắp xếp từ dễ đến khó, bám sát theo đúng ma trận kiến thức, tạo tâm lý thoải mái và thuận lợi cho học sinh làm bài.

Về độ phân hóa: Sự phân hóa mức độ câu hỏi tương đối rõ ràng. Khoảng 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; 40% câu hỏi còn lại ở mức độ phân hóa học sinh khá giỏi tăng dần, đặc biệt có khoảng 10% câu hỏi ở mức độ vận dụng cao hơn hẳn để phân loại, giúp các trường đại học lựa chọn thí sinh.

Những câu hỏi vận dụng cao thường rơi vào phần: quy luật di truyền, di truyền người, di truyền quần thể.

Một số câu có liên hệ thực tiễn cuộc sống, như câu 118 về di truyền nhóm máu; câu 106 về hệ tuần hoàn của người; câu 101 về chu trình ni-tơ trong khí quyển…

Một điểm cộng cho đề Sinh học năm nay là có câu thực hành thuộc kiến thức Sinh học lớp 11.

Nhận xét chung: đề năm nay rất hay, không quá lạ với học sinh, không khó để học sinh đạt được 7-8; song để đạt 9-10 điểm, yêu cầu học sinh phải có thêm về tư duy tổng hợp, ngoài kiến thức cần có kĩ năng làm bài tốt. Dự kiến năm nay sẽ có ít cả điểm 10 và điểm liệt môn Sinh học. Hiếu Nguyễn (ghi)

Sẽ ít thí sinh được 10 môn Sinh học

Đó là nhận định của cô Nguyễn Thanh Huyền – Tổ trưởng tổ chuyên môn, Trường THPT Phù Ninh (Phú Thọ).

Theo cô, nhìn chung cấu trúc đề thi Sinh học năm nay đúng theo đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó giúp học sinh ổn định về mặt tâm lý khi làm bài.

Nội dung kiến thức ở lớp 11 chiếm 20%, tập chung ở chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng và có một câu hỏi thực hành khá hay liên quan đến kiến thức thực tế.

Còn lại 80% kiến thức lớp 12, các câu hỏi khó tập trung chủ yếu ở phần các quy luật di truyền. Tuy nhiên, so với năm trước, đề năm nay khá dài, số lượng câu hỏi nhận định nhiều (từ câu 101 đến 120), nên dự kiến số học sinh được điểm 10 sẽ ít hơn năm trước. Lập Phương (ghi)

Đề thi tăng mức độ khó

Theo cô Nguyễn Thị Kim Huế - Tổ phó chuyên môn Trường THPT Tam Nông, Phú Thọ: Đề thi năm 2018 độ khó và lượng kiến thức tăng lên.  Đề có 8 câu thuộc chương trình lớp 11 (chiếm 20%) chủ yếu nằm ở  chương I và 32 câu thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 80%), giống như cấu trúc đề tham khảo của bộ đã ra trước đó.

Đề thi  gồm 40 câu, trong đó có 20 câu đếm mệnh đề (tăng 03 câu so với đề tham khảo ). Thời gian làm bài 50 phút và ngay sau 2 môn tổ hợp thành phần. Đây là một thử thách thực sự không nhỏ với các thí sinh dự thi năm 2018. Đặc biệt là nhóm câu vận dụng cao trong đề tăng vọt so với đề năm 2017(tăng 06 câu).

Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao chiếm khoảng 50%, thường rơi vào chuyên đề các quy luật di truyền, cơ chế di truyền và biến dị, di truyền người và di truyền quần thể. Các câu thuộc kiến thức lớp 11 thuộc mức độ dễ và trung bình.

Nội dung trong đề không ra vào phần giảm tải. Kiến thức bám sát theo sách cơ bản.

Độ khó của đề đáp ứng được yêu cầu là một đề thi THPT quốc gia. Vừa dùng để xét tốt nghiệp, nhưng lại phải có tính phân loại cao để làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học.

Để đạt điểm 8 - 10 học sinh cần học chắc kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa; ôn luyện kĩ các câu hỏi vận dụng cao phần bài tập qui luật di truyền, di truyền quần thể và bài tập phả hệ di truyền người. Đặc biệt là ôn luyện dạng câu hỏi đếm mệnh đề đúng – sai,  phải có kỹ năng tính toán nhanh và tâm lý vững vàng. Hiếu Nguyễn (ghi)

Cô Nguyễn Khánh Hồng Vân, giáo viên Sinh, Trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TPHCM) nhận xét:

So với các môn, đề thi môn Sinh học khó hơn và tính phân hoá cao. Nhìn chung, cách sắp xếp của đề theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp gần giống với cấu trúc đề Bộ minh họa không gây khó cho học sinh trong quá trình làm bài, không có câu hỏi lạ.

 14 câu đầu khá dễ làm nên học sinh có thể nhanh chóng làm được, những câu này dễ ăn điểm và không mất thời gian làm bài. Tuy nhiên kể từ sau mức độ khó càng tăng cao, đòi hỏi các phải ôn tập chắc, vững kiến thức, có sự tính toán.

Tôi nhận thấy có đến 20 câu phải đếm ý đúng, sai. Từ câu thứ 30 trở đi thì nhiều câu bài tập dài, các em học sinh cần thời gian để tính toán mới có thể chọn đáp án. Để kiếm được điểm số 8-9 điểm thì không đơn giản đối với thí sinh học khá.

Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được mức 4-5 điểm chứ khó có thể đạt điểm 6 trở lên. Bởi đề này đòi hỏi nhiều tư duy tốt. Thảo Nguyên (ghi)

Đề thi đã đáp ứng được yêu cầu phân loại tốt
Đề thi đã đáp ứng được yêu cầu phân loại tốt 
Câu hỏi gần như phủ kín chương trình lớp 12

Thầy Nguyễn Duy Khánh – Giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ – nhận định về đề thi Sinh học, kỳ thi THPT quốc gia 2018:

Tỉ lệ phân bố 4 mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao trong đề thi minh họa lần lượt là: 15%, 32,5%, 27,5% và 25%. Theo đó, so với năm 2017, đề thi môn Sinh học lần này có độ khó tăng vọt với 25% câu vận dụng cao (8 câu). Một số câu ở mức độ vận dụng tuy không quá khó nhưng có những phần kiến thức học sinh rất dễ nhầm lẫn dẫn đến mất thời gian cho những câu mức vận dụng cao. 20/40 câu trong đề là câu đếm mệnh đề (mỗi câu có 4 nhận định đúng/sai tương ứng với 4 câu hỏi/bài tập).

Về nội dung đề thi: Đúng theo thông báo của Bộ GD&ĐT đã công bố trước đây, kiến thức trong đề phân bố theo tỉ lệ: 80% thuộc chương trình Sinh học 12 (32 câu) và 20% thuộc chương trình Sinh học 11 (8 câu).

Về kiến thức Sinh học 12, vẫn như các năm trước, các câu hỏi vẫn hầu như phủ kín toàn bộ chương trình. Hai chương chiếm số lượng câu hỏi nhiều nhất vẫn là “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và “Cơ chế di truyền và biến dị” Các câu hỏi dễ lấy điểm tập trung chủ yếu ở phần “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường”, phần “Tiến hóa” và chương “Cơ chế di truyền và biến dị”.

Trong khi đó, các câu hỏi vận dụng cao tập trung chủ yếu trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”. Một câu phả hệ trong đề (thuộc chương V Di truyền học người) thường rất khó thì trong đề thi năm nay cũng như đề thi tham khảo 2018 tương đối nhẹ nhàng với các em khá và giỏi.

Về kiến thức Sinh học 11, trong đề tham khảo lần này, các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11  chỉ rơi vào phần kiến thức của chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”. Phần lớp 11 có 1 câu hỏi thực hành rất hay, gắn với kiến thức thực tiễn và đời sống.

Với các em học sinh chỉ thi môn Sinh học để xét tốt nghiệp THPT thì việc bám sát sách giáo khoa và kiến thức giảng viên giảng dạy trên lớp thì có thể đạt yêu cầu.

Với học sinh cần đạt từ 5-7 điểm thì đề này không gây “sốc” như các thông tin đại chúng truyền thông thời gian gần đây. Với những học sinh khá giỏi, để đạt từ trên 7 đến 9 điểm thì cần phải có tốc độ làm bài rất nhanh và chính xác.

Đề thi khá dài và có một số câu hỏi mang tính “bẫy” học sinh sẽ khiến các em mất thời gian để phân vân các nhận định đúng sai. Nếu các em làm chắc chắn 32 câu đầu trong khoảng 20-25 phút thì sẽ đạt điểm rất cao. Với mức độ đề khó ở tất cả các môn nói chung và đề thi tổ hợp nói riêng, số học sinh đạt điểm 10 năm nay sẽ không nhiều như năm 2017.

Việc kiểm tra khảo sát chất lượng của Sở GD&ĐT cho học sinh toàn tỉnh 2 lần đã đạt hiệu quả rất cao. Các giáo viên cốt cán được triệu tập để phân tích đề tham khảo 2018 các môn để từ đó xây dựng khung ma trận, phân tích hướng ra đề để giúp định hướng cho các giáo viên và học sinh toàn tỉnh chủ động giảng dạy và ôn tập.

Các trường đã thực hiện đúng chủ trương của Sở GD&ĐT, tăng cường kiểm tra đánh giá thường xuyên các học sinh và tích cực phân hóa sâu các lớp bồi dưỡng để phân loại các đối tượng học sinh khác nhau theo năng lực. Lập Phương (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.