Đề phòng tai nạn cho trẻ ngày hè

GD&TĐ - Kỳ nghỉ hè là dịp để các em HS vui chơi, giải trí sau thời gian học tập ở trường. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong những năm gần đây, hễ vào kỳ nghỉ hè cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra tai nạn thương tích (TNTT) đối với các em HS, nhất là với trẻ nhỏ.

Đề phòng tai nạn cho trẻ ngày hè

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), mỗi năm trên thế giới có khoảng 830.000 trẻ tử vong do TNTT gây ra. Trong đó, ở nước ta mỗi năm có khoảng 7.300 trẻ tử vong do TNTT. Do đó, đề phòng TNTT cho trẻ là trách nhiệm và là việc làm rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh, nhất là vào thời điểm trẻ nghỉ hè.

Theo nhận định của các ngành chức năng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNTT cho trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự kiểm soát, quản lý trẻ từ gia đình. Do đó, để đảm bảo sự an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ trong dịp nghỉ hè, theo tôi, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Điều quan trọng trước tiên là chú ý đến công việc quản lý, trông nom trẻ. Đây là khâu rất quan trọng. Bởi, nghỉ hè là thời điểm các em HS có nhiều thời gian tự do hoạt động, vui chơi theo ý thích mà không còn sự quản lý từ thầy (cô), nhà trường. Trong khi đó, hiện nay nhiều phụ huynh do bận rộn với công việc mưu sinh nên thiếu sự quan tâm đến việc trông nom trẻ. Với bản tính hiếu động lại không có sự quản lý, kiểm soát của người lớn thì các em cứ tự do để vui chơi cùng bạn bè.

Trong số các trò chơi mà trẻ thường tổ chức cùng với bạn bè có không ít những trò mang tính bạo lực, nguy hiểm đối với bản thân trẻ mà các em chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm của nó. Do đó, mỗi gia đình có trẻ nhỏ cần phải có người luôn bên cạnh trẻ và quan tâm theo dõi từng hoạt động của trẻ, để kịp thời chấn chỉnh, chỉ dạy trẻ nhận biết những hoạt động nào nên chơi, những điều cần tránh.

Kế tiếp là cần trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Đây cũng là việc làm cần thiết đối với phụ huynh. Một khi trẻ có được kỹ năng tự bảo vệ mình thì sẽ kéo giảm TNTT có thể xảy ra, đồng thời gánh nặng về việc trông nom trẻ của phụ huynh cũng sẽ giảm. Điển hình như việc đề phòng tai nạn đuối nước cho trẻ chẳng hạn. Như chúng ta biết, những trẻ bị đuối nước phần lớn là những trẻ không biết bơ

i. Vì thế, để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ thì phụ huynh cần trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ. Nếu có điều kiện thì cho trẻ học tại trung tâm dạy bơi. Còn ở những nơi chưa có điều kiện thì không nhất thiết dạy trẻ bơi theo đúng kỹ thuật của môn thể thao bơi lội, mà thực hiện theo phương châm “Biết gì dạy đó”. Phụ huynh có thể tìm cách đơn giản, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để dạy bơi cho trẻ.

Một vấn đề quan trọng nữa đang được dư luận đặc biệt quan tâm là chuyện xâm hại tình dục ở trẻ em, nhất là ở trẻ em gái. Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, cụ thể: Kỹ năng đầu tiên là dạy cho trẻ nhận biết kiến thức về giới tính và những vùng nhạy cảm trên cơ thể.

Thường xuyên nhắc nhở trẻ tuyệt đối không để cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm của mình hoặc bản thân trẻ chạm vào vùng nhạy cảm của người khác giới; khi có người cố tình chạm vào vùng nhạy cảm của mình thì nhanh chóng báo ngay cho cha (mẹ) hoặc những người lớn trong gia đình; không nên tiếp xúc và nghe theo lời ngon ngọt từ những người lạ. Dạy trẻ kỹ năng tìm cách thoát thật nhanh và hô to khi phát hiện có dấu hiệu mình bị xâm hại, để nhờ người khác đến giải cứu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.