Để chống chọi với những cơn dị ứng vào mùa thu

GD&TĐ - Mùa thu được coi là giai đoạn trung gian chuyển mùa từ hạ sang đông nên thời tiết có nhiều thay đổi bất thường. Nền nhiệt biến đổi liên tục trong ngày tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

Để chống chọi với những cơn dị ứng vào mùa thu

Vì sao dị ứng “nở rộ” vào mùa thu?

Hệ miễn dịch cơ thể cũng sẽ dễ bị suy yếu do không kịp thích nghi với sự thay đổi liên tục của khí hậu, dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Thời gian này cũng là mùa thụ phấn của các loài thực vật, làm cho sự phát tán phấn hoa lan rộng, sinh thêm nhiều dị nguyên và gây ra dị ứng. Thêm vào đó, những ngày nhiều gió đồng nghĩa với việc các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, bởi lẽ gió đem theo phấn hoa từ các giống như cúc vàng, cỏ và cây đi xa đến cả trăm km.

Những người gặp phải các bệnh dị ứng thường hay hắt xì và sụt sịt vào mùa thu. Tuy nhiên, có vài lời khuyên họ có thể làm để xoa dịu nỗi khó chịu này:

Chuẩn bị từ trước: Bệnh dị ứng vào mùa thu thực ra bắt đầu vào khoảng giữa tháng 8. Nếu bạn phụ thuộc vào các loại thuốc chống dị ứng, hãy dùng thuốc 2 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện. Điều quan trọng là bạn không được ngưng sử dụng thuốc cho đến khi lượng phấn hoa trong gió giảm hẳn đi trong khoảng 2 tuần.

• Ngăn ngừa nấm mốc: Nấm mốc là việc dường như không thể tránh khỏi. Chúng thường mọc lên ở bất cứ nơi đâu ẩm thấp, đặc biệt là dưới tầng hầm, nhà tắm và gần bồn rửa. Nấm còn có thể lên ở ngoài trời, dưới những đụn lá khô.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự sản sinh của chúng chính là làm giảm độ ẩm. Bạn nên sử dụng quạt trong phòng tắm và lau sạch nước ngay sau khi tắm. Cạo những vết nấm mốc khỏi những bề mặt mà bạn trông thấy, đảm bảo khu vực đó khô và sạch. Giữ cho độ ẩm trong nhà bạn dưới 60% và thường xuyên vệ sinh các máng thông gió.

• Tránh các loại phấn hoa: Hãy bảo đảm rằng các loại hoa khiến bạn bị dị ứng không xuất hiện trong nhà. Đừng quên cởi giày khi bước vào phòng và nếu như bạn vừa hoạt động ngoài trời, tập thể dục hay vui chơi thì tốt nhất bạn nên tắm và thay quần áo để loại bỏ tất cả phấn hoa vô tình dính phải.

Đóng chặt cửa sổ và cửa xe khi sử dung điều hòa, đặc biệt là thời điểm lúc phấn hoa bay nhiều. Nếu bạn có ý định làm vườn, bạn cần phải đeo găng tay và khẩu trang chuyên dụng. Những người bệnh có những triệu chứng dị ứng nặng nên tránh hoàn toàn khỏi những việc vặt ở ngoài trời.

• Tìm sự giúp đỡ: Tất cả những bác sĩ dịch tễ đều được đào tạo để nhận biết các chất khiến bạn bị dị ứng cũng như kế hoạch điều trị cho bệnh nhân của mình. Ngoài các loại thuốc chống dị ứng, các bác sĩ này có thể cung cấp liệu pháp miễn dịch hoặc phân tích phản ứng dị ứng tùy thuộc vào cơ thể bạn. Những điều này sẽ giúp giảm bớt những biểu hiện của bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.