ĐBQH không đồng tình cắt giảm cấp phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, tỉnh

GD&TĐ - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 10/6, nhiều đại biểu không đồng tình với đề xuất cắt giảm cấp phó Chủ tịch HĐND cấp huyện, tỉnh.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) phát biểu thảo luận tại hội trường
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) phát biểu thảo luận tại hội trường

Về tổ chức bộ máy, theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) cho rằng, cần mang tính ổn định bền vững. Do vậy, việc tăng hay giảm số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện hoặc Trưởng, Phó ban của Hội đồng nhân dân cần cân nhắc.

“Cá nhân tôi đồng tình quan điểm giữ nguyên, vì luật này mới thông qua và đi vào thực hiện hơn 3 năm mà bây giờ lại xáo trộn biên chế về tổ chức bộ máy” – đại biểu Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến.

Theo đại biểu, tính hiệu lực, hiệu quả của 2 luật này chúng ta cũng biết, trả lời bằng hiệu quả cùng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2018 vừa qua là điển hình nhất. Ở đây, cần xem xét việc tăng Phó chủ tịch UBND có tương xứng với giảm 1 Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hay không.

Liên quan đến quy định về số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang), đề nghị xem xét cấp phó trong tổng thể chức danh và tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân mỗi cấp, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua.

Theo đại biểu, Luật cần quy định rõ tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách trong tổng số đại biểu. Đây là tỷ lệ để đảm bảo mỗi cơ quan Hội đồng nhân dân cần có để tổ chức bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

“Tại sao Quốc hội yêu cầu tới đây nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách còn địa phương đặt nặng vấn đề giảm biên chế để quy định theo chiều hướng giảm đi. Nhiệm kỳ này theo đánh giá của người am hiểu cho rằng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã tăng lên rõ rệt” – đại biểu Trần Văn Lâm đặt vấn đề.

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang)
 Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang)

Theo đại biểu, một trong những nguyên nhân tạo nên tiến bộ là tạo nên số lượng đại biểu chuyên trách làm việc ở các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi xác định rõ số đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách theo tỷ lệ thì lúc đấy chúng ta mới có căn cứ để xác định số lượng Phó Chủ tịch, Phó ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Như vậy, câu chuyện biên chế không nằm ở việc có bao nhiêu Phó Chủ tịch, Phó ban Hội đồng nhân dân, vì các chức danh này nằm trong tổng biên chế đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách.

“Câu chuyện giảm một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, theo tôi không nên cứng nhắc chỉ cứng quy định quản về lý biên chế chuyên trách Hội đồng nhân dân, tùy điều kiện, tình hình, quy mô, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn mà yêu cầu bố trí từ 1 đến 2 Phó Chủ tịch cho phù hợp. Ở đây, số lượng cấp phó sẽ nằm trong tổng khung số lượng cấp phó đã quy định ở từng cấp” – đại biểu Trần Văn Lâm nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.