Dậy "sóng ngầm" cuộc đua UAV siêu thanh Mỹ - Trung

Trong khi Trung Quốc đang vật lộn với mô hình của máy bay không người lái (UAV) siêu thanh thì Quân đội Mỹ đã có kế hoạch thử nghiệm loại UAV này.

Dậy "sóng ngầm" cuộc đua UAV siêu thanh Mỹ - Trung
Theo thông tin vừa được đài truyền hình Trung Quốc CCTV đăng tải, “Hắc Kiếm/ Dark Sword” có thể trở thành UAV có tốc độ siêu thanh đầu tiên trên thế giới. UAV Hắc Kiếm được biết đến lần đầu tiên tại Trung Quốc, với sự xuất hiện của mô hình máy bay không người lái có hình dạng tam giác tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Chu Hải, Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, diễn ra năm 2006.
Theo thông tin vừa được đài truyền hình Trung Quốc CCTV đăng tải, “Hắc Kiếm/ Dark Sword” có thể trở thành UAV có tốc độ siêu thanh đầu tiên trên thế giới. UAV Hắc Kiếm được biết đến lần đầu tiên tại Trung Quốc, với sự xuất hiện của mô hình máy bay không người lái có hình dạng tam giác tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Chu Hải, Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, diễn ra năm 2006.
Sau đó, mô hình này đã được trưng bày tại triển lãm hàng không tại Paris, tuy nhiên Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ thông tin chính thức gì về sự phát triển của chiếc máy bay có hình dáng lạ này.
Sau đó, mô hình này đã được trưng bày tại triển lãm hàng không tại Paris, tuy nhiên Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ thông tin chính thức gì về sự phát triển của chiếc máy bay có hình dáng lạ này.
Kể từ đó, nhiều người tin rằng, mô hình phát triển máy bay “Hắc Kiếm” đã bị hủy bỏ do thiếu tiền đầu tư và một số lý do khác. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin cho rằng, loại UAV này đang được Trung Quốc bảo mật và âm thầm nghiên cứu để tránh sự để ý từ các đối thủ khác.
Kể từ đó, nhiều người tin rằng, mô hình phát triển máy bay “Hắc Kiếm” đã bị hủy bỏ do thiếu tiền đầu tư và một số lý do khác. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin cho rằng, loại UAV này đang được Trung Quốc bảo mật và âm thầm nghiên cứu để tránh sự để ý từ các đối thủ khác.
Mới đây, kênh truyền hình CCTV dẫn lời một chuyên gia hàng không Trung Quốc, Fu Qianshao rằng, ông không biết nhiều thông tin về dự án máy bay không người lái “Hắc Kiếm”. Nhưng nếu nó được chế tạo và thử nghiệm thành công thì có thể nó sẽ trở thành UAV siêu thanh đầu tiên của thế giới.
Mới đây, kênh truyền hình CCTV dẫn lời một chuyên gia hàng không Trung Quốc, Fu Qianshao rằng, ông không biết nhiều thông tin về dự án máy bay không người lái “Hắc Kiếm”. Nhưng nếu nó được chế tạo và thử nghiệm thành công thì có thể nó sẽ trở thành UAV siêu thanh đầu tiên của thế giới.
Nhận định của Fu Qianshao được đưa ra dựa trên kế hoạch mật phát triển UAV siêu thanh được Bộ Quốc phòng thông qua trước đó. Vị chuyên gia cũng cho biết, ông không hề ngạc nhiên khi có thông tin cho rằng, dự án chế tạo “Hắc Kiếm” đang được Bắc Kinh âm thầm triển khai bởi sự thiếu thông tin minh bạch đối với ngành công nghiệp hàng không là điều dễ hiểu. Ngay cả Mỹ cũng đang thực hiện phương pháp này.
Nhận định của Fu Qianshao được đưa ra dựa trên kế hoạch mật phát triển UAV siêu thanh được Bộ Quốc phòng thông qua trước đó. Vị chuyên gia cũng cho biết, ông không hề ngạc nhiên khi có thông tin cho rằng, dự án chế tạo “Hắc Kiếm” đang được Bắc Kinh âm thầm triển khai bởi sự thiếu thông tin minh bạch đối với ngành công nghiệp hàng không là điều dễ hiểu. Ngay cả Mỹ cũng đang thực hiện phương pháp này.
Trong khi Trung Quốc mới đang dừng lại ở mức độ mô hình của UAV Hắc Kiếm thì Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch thử nghiệm cho dòng UAV siêu thanh của mình. Theo kế hoạch trên, đến năm 2017, Quân đội Mỹ lần đầu tiên cho nó thử nghiệm loại UAV Spaceplane siêu thanh.
Trong khi Trung Quốc mới đang dừng lại ở mức độ mô hình của UAV Hắc Kiếm thì Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch thử nghiệm cho dòng UAV siêu thanh của mình. Theo kế hoạch trên, đến năm 2017, Quân đội Mỹ lần đầu tiên cho nó thử nghiệm loại UAV Spaceplane siêu thanh.
Hiện nay, Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ đang chế tạo và chuẩn bị thử nghiệm chiếc UAV Spaceplane, còn gọi là dự án XS-1. Thế hệ UAV mới sẽ thực hiện các chuyến bay vào quỹ đạo không gian trong năm 2018 sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị.
DARPA kỳ vọng dự án XS-1 có thể giúp thực hiện ít nhất 10 chuyến bay lên quỹ đạo/năm và tốn một khoản chi phí dưới 5 triệu USD cho mỗi lần vận chuyển từ 1.361 đến 2.268 kg tải trọng. Quản lý dự án XS-1 Jess Sponable cho biết: “Thế hệ UAV siêu thanh mới rút ngắn quãng đường truy cập vào không gian và có giá cả phải chăng. Các chuyến bay sẽ được thực hiện thường xuyên hơn”.
Trong khi các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất không thể tái sử dụng sau một khoảng thời gian hoạt động thì những chiếc UAV của dự án XS-1 lại trở nên hữu ích trong trường hợp này. Khi kết thúc nhiệm vụ, nó có thể quay trở lại Trái Đất để chuẩn bị cho chuyến bay kế tiếp.
Người ta cũng có thể dùng những chiếc UAV XS-1 làm vệ tinh do thám, hoặc đơn giản là biến chúng trở thành các phương tiện vận chuyển với tốc độ cực nhanh đến bất cứ địa điểm nào trên thế giới.
Theo baodatviet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ