Đây mới là thứ cha mẹ nên dạy con cái nếu không muốn chúng sau này nghèo khó và chỉ mãi làm nhân viên "quèn"

GD&TĐ - Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là dạy con cách vui chơi, chứ không phải quá nóng vội vào việc bồi dưỡng chúng trở thành thiên tài. Hãy cho con bạn học cách ‘chơi’ đi, nếu không 30 năm nữa chúng sẽ không tìm được việc làm đâu.

Ảnh minh họa: Tim’s Goodbye
Ảnh minh họa: Tim’s Goodbye

01: Kiến thức có thể học, nhưng trí tuệ thì không.

Trong một hội nghị gần đây, Jack Ma lại có những phát ngôn kinh ngạc, ông nói:

“Trong xã hội hiện đại này, nếu chúng ta tiếp tục sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống như: ghi nhớ, học thuộc lòng hay tính toán để dạy con trẻ, không cho chúng được trải nghiệm, được vui chơi, không cho chúng thử nghiệm cầm kỳ thi họa thì tôi dám đảm bảo rằng: 30 năm sau chúng không thể tìm được việc làm. Bởi vì chúng không thể cạnh tranh được với máy móc và trí tuệ nhân tạo”.

Kiến thức có thể học, nhưng trí tuệ lại không thể học mà cần phải trải nghiệm. Trong tương lai, máy móc sẽ làm tất cả mọi việc có thể quy trình hóa được. Mấu chốt để cạnh tranh giữa con người và máy móc là “trí tuệ” và “trải nghiệm”. Do vậy, để trẻ em được vui chơi rất quan trọng, kiến thức có thể học nhưng trí tuệ thì không. 

Có một nhà văn đã từng viết rằng: “Học 100 tiết mỹ thuật không bằng cho con trẻ đi một ngày trong thế giới tự nhiên; Dạy 100 điều trọng điểm về thiết kế xây dựng không bằng cho sinh viên trực tiếp tiếp xúc với vài thành phố cổ; Giảng 100 lần về kỹ xảo viết lách không bằng để tác giả lăn lộn bẩn quần áo ở ngoài thị trường”.

Hay như một ý kiến khác cũng nói rằng: “Nếu trong cuộc sống của trẻ nhỏ không cho chúng tiếp xúc với thế giới tự nhiên như sờ vào vỏ cây hay giẫm lên những chiếc lá rơi thì sẽ không thể dạy chúng mỹ thuật được. Bởi chúng không được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp“.

02: Biết cách chơi rất quan trọng

“Chơi” thực sự quan trọng vậy sao? Thực sự rất quan trọng.

Những người thực sự biết cách chơi cuộc sống và công việc của họ sẽ rất thú vị, tràn đầy sự sáng tạo và niềm vui. Ngược lại những người không biết chơi sẽ thường cảm thấy cuộc sống vô vị và thiếu sự sáng tạo.

Khả năng học tập của trẻ em đa phần được nảy sinh trong quá trình vui chơi. Mỗi độ tuổi đều có những việc mà ở tuổi đó nên làm giống như vòng cây vậy phát triển theo từng vòng, từng vòng một.

Độ tuổi sơ sinh đại diện cho tình yêu và sự hưởng thụ; độ tuổi nhi đồng đại diện cho sáng tạo và mơ mộng; độ tuổi thiếu niên là vui chơi và đùa nghịch; thanh niên là tình yêu và khám phá; vị thành niên là hiện thực và trách nhiệm.

Nếu ngăn cản con trẻ vui chơi sẽ khiến cá tính của chúng bị tổn thương không thể toàn vẹn. Rất nhiều gia đình và trường học không khuyến khích trẻ nhỏ chơi đùa mà thường mang hiện thực và trách nhiệm mà người lớn đang phải đối mặt chụp lên người chúng quá sớm.

Thế là những đứa trẻ ngoan, học sinh ngoan theo nề nếp cũ sau khi trưởng thành sẽ thường được người ta đánh giá là:

– Vịt con ngốc nghếch!

– Ông cụ non chỉ biết học mà không biết chơi!

– Cái đứa này ngoan quá!

Trẻ con thông qua việc vui chơi là để tập rượt trước khi bước vào đời. Những người không biết vui chơi, trên con đường tương lai trưởng thành sẽ bị thiếu rất nhiều niềm vui sẽ trở thành một con người cứng nhắc máy móc và không linh hoạt.

Ảnh minh họa: Sarah Wilkins

03: “Chơi” ở khắp mọi nơi

Rất nhiều bậc phụ huynh sợ con cái vui chơi sẽ ảnh hưởng tới việc học hành nên thường hạn chế chúng chơi đùa và hưởng thụ. Hãy nên để trẻ con tiếp xúc nhiều với việc nhà để chúng thấy được làm bất cứ công việc gì đều phải có một quá trình hoàn chỉnh.

Có rất nhiều việc mà chúng ta không cần phải phân biệt đâu là vui chơi đâu là công việc, bởi “vui chơi có ở khắp mọi nơi”.

Ngay cả việc đưa con đi chơi, hãy nên cho trẻ cùng tham dự những công việc có điều kiện như sắp xếp hành lý, mua vé… Ngoài ra, cho trẻ làm việc gì đó cần phải có mục đích và ít nhất phải chìm đằm vào trong công việc đó ít nhất là 15 phút.

Nghĩ lại ngày xưa chúng ta thường bị cha mẹ địu trên lưng nuôi lớn, cùng cha mẹ làm đồng, nấu cơm nên sớm đã học được rất nhiều điều.

Quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ là một quá trình xã hội hóa, cuộc sống của chúng là vui chơi và học tập. Thế nhưng hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh nuôi dạy con một cách quá tinh tế và vượt xa so với hiện thực.

Rất nhiều phụ huynh có nhận thức sai lầm trong vấn đề vui chơi của trẻ nhỏ, họ chú trọng hơn đến việc mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ về những thứ cao xa thế nhưng đến nồi niêu xoong chảo bát đũa trong nhà bếp trông như thế nào, chưa chắc chúng đã rõ.

Chúng ta luôn bỏ công bỏ sức sử dụng những thứ đồ chơi cao cấp hiện đại để cho trẻ nhận diện màu sắc, hình dạng, nhưng trên thực tế chúng chưa chắc đã phân biệt được màu sắc hay hình dạng của các loại rau củ quả trong đời sống thường nhật.

Ảnh minh họa: Sarah Green

04: Vui chơi lặp lại

Có rất nhiều người đã từng cho trẻ thử làm một số việc mang tính thú vị, nhưng tôi cho rằng nên để cho trẻ làm một số công việc nhà đơn giản như làm bánh trôi, đổ rác…

Có rất nhiều trẻ làm rất tốt nhưng một số lại không. Nguyên nhân là gì? Đó là chúng ta chưa cho trẻ có cơ hội quan sát và lặp lại.

Ví dụ như làm bánh trôi, không phải ngày nào chúng ta cũng làm, mà thường làm vào dịp lễ tết hoặc ngày nghỉ rảnh rỗi nên trẻ sẽ không có cơ hội được quan sát và lặp lại nên nếu bắt tay vào làm chúng sẽ tự làm theo cách của chúng.

Nhưng việc đổ rác hay mua thức ăn là công việc lặp lại hàng ngày nên chúng sẽ vất vui vẻ bắt chước và làm theo chúng ta.

Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho “ma lực của việc lặp đi lặp lại”. Có bạn nhỏ uống xong một ngụm nước liền ngẩng đầu lên rồi súc ùng ục trong miệng đó là động tác đánh răng súc miệng của người lớn.

Hay có những bạn nhỏ chơi trò máy xúc vô cùng chú tâm từ việc xúc cát, cho cát lên xe đến việc đổ cát mọi động tác đều vô cùng ăn khớp mà lại rất vui vẻ lặp đi lặp lại nhiều lần, chứng tỏ chúng đã từng quan sát máy xúc cát rất kỹ lưỡng.

05: Vui Chơi cũng cần phải kiên trì

Ngoài việc quan sát nhiều, tiếp xúc nhiều thì điều mấu chốt đó là chúng ta cần phải bồi dưỡng tính “kiên trì” của trẻ trong quá trình vui chơi.

Tạo dựng thói quen tốt

Một lần, bạn nhỏ nhà tôi nghịch bình nước trong lớp học, khiến nước vung vãi khắp bàn, cô giáo hướng dẫn bạn ấy dùng khăn lau sạch bàn. Lúc đầu bạn ấy rất chăm chú, nhưng chỉ sau một lúc liền bỏ khăn lau lại trên bàn rồi chạy đi chơi ghép hình.

Nếu như ở nhà, tôi có thể sẽ chiều theo ý bạn ấy và nghĩ rằng không nên phá vỡ sự chú ý vào trò chơi ghép hình của bạn ấy. Thế nhưng cô giáo lại nhắc bạn ấy quay lại mang khăn lau để lại vào trong xô, bạn ấy không chỉ ngoan ngoãn làm theo mà làm xong lại tiếp tục trò chơi ghép hình mà không bị ảnh hưởng gì.

Từ sau lần đó, tôi thường nhắc nhở các bạn nhỏ rằng làm bất cứ việc gì hay chơi bất cứ trò gì cũng đều phải có đầu có đuôi.

Ảnh minh họa: Sarah Massini

Nghiên cứu sâu

Rất nhiều bậc cha mẹ thường khá nóng vội trong việc dạy con cái, trong việc chơi cùng con cũng vậy, nhìn thấy con không biết chơi liền ra tay giúp đỡ.

Lâu dần sẽ khiến trẻ hình thành thói quen dễ dàng từ bỏ khi chơi những trò chơi mang tính thử thách. Thực ra sự phát triển của trẻ nhỏ luôn thay đổi theo từng ngày. Trước đó trẻ làm chưa tốt có thể là do chưa đủ năng lực hoặc phụ huynh hướng dẫn chưa đủ tốt.

Khi trẻ đã tích lũy đủ kinh nghiệm, tự nhiên sẽ làm tốt. Do vậy chúng ta không nên vội vàng bỏ qua việc dẫn dắt những kỹ năng về mặt nào đó cho trẻ, mà hãy dỗ trẻ thử lại hoặc thử làm những thứ khác.

Quá nóng vội bắt trẻ làm những việc ngoài phạm vi tuổi tác sẽ khiến trẻ nhỏ hoặc chính phụ huynh dễ dàng từ bỏ. Dạy dỗ trẻ con không phải là một cuộc thi sáng tạo, không thể ngày một ngày hai mà phải hàng ngày kiên trì nhẫn nại hướng dẫn và bồi đáp cho chúng.

Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là dạy còn cách vui chơi, chứ không phải quá nóng vội vào việc bồi dưỡng chúng trở thành thiên tài.

Theo Trí Thức Trẻ/cafebiz

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...