Đẩy lùi "tín dụng đen" đối với nông dân

Đẩy lùi "tín dụng đen" đối với nông dân

Mở rộng chính sách tín dụng cho vay nông nghiệp nông thôn

Theo Nghị định 41 vừa được Chính phủ ban hành, kể từ ngày 1-6-2010, nông dân vay tới 50 triệu đồng không cần thế chấp.

Đẩy lùi "tín dụng đen" đối với nông dân ảnh 1
Động thái "chốt cà" là thủ đoạn mà chủ "tín dụng đen" thường dùng để bắt buộc người dân đem rẫy cà phê ra thế chấp vay vốn, khi thu hoạch chỉ bán cho chủ nợ với giá thấp đã chốt. đây là lý do chính khiến người trồng cà phê không được hưởng lợi từ nông sản làm ra

Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các quy định trước đây về cho vay nông nghiệp đã có từ hơn 10 năm và hiện không còn phù hợp. Nếu duy trì mức cho vay cũ sẽ không khuyến khích các tổ chức kinh tế nông nghiệp mở rộng kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

Chỉ riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng 80% nông dân phải vay vốn sản xuất  từ "tín dụng đen" để mua giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu… Đây chính là lý do khiến "tín dụng đen" phát triển mạnh tại khu vực này.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện tổng vốn cho vay nông nghiệp nông thôn khoảng 231.000 tỷ đồng trong đó dư nợ của ĐBSCL là 71.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 17%-18% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng; chiếm khoảng 30,6% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc.

Bộ NN-PTNT cho biết, với tổng nguồn cho vay nông nghiệp, nông thôn như trên, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khu vực này; hiện nhu cầu vốn ngân hàng chiếm khoảng 40% giá thành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL.

Thêm kênh bơm vốn cho nông nghiệp, nông thôn

Tới đây sẽ có nhiều kênh cho vay nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận đồng vốn thuận lợi nhất để mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước làm giàu. (Ảnh minh họa, internet)
Tới đây sẽ có nhiều kênh cho vay nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận đồng vốn thuận lợi nhất để mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước làm giàu. (Ảnh minh họa, internet)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là đơn vị có dư nợ tín dụng lớn đối với lĩnh vực nông nghiệp. Một số ngân hàng khác có cho vay nông nghiệp nông thôn nhưng dưới dạng hỗ trợ các mặt hàng nông sản xuất khẩu như : gạo, cà phê, hạt tiêu… còn vốn trực tiếp đến nông dân rất hạn chế.

Thực tế này có thể sẽ thay đổi và nông thôn sẽ là thị trường mà nhiều ngân hàng hướng tới. Mới đây, Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) có kế hoạch, trong giai đoạn 2010 - 2013, ngân hàng này sẽ cho vay lĩnh vực nông thôn khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp ở ĐBSCL (riêng năm 2010 sẽ cho vay khoảng 1.200 tỷ đồng, thí điểm ở Hậu Giang, Cần Thơ, và An Giang).

Theo lãnh đạo một số NH thường xuyên giao dịch khu vực nông nghiệp, nông thôn, hiện nay vấn đề khó khăn nhất là việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh để ngân hàng làm căn cứ cho vay vốn.

Dự kiến, ngày mai, 22-4, tại Hậu Giang, LienVietBank tổ chức buổi tọa đàm "Ngân hàng Liên Việt và Hội Cựu chiến binh Việt Nam chung sức giúp nhà nông" nhằm triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội và Agribank áp dụng cơ chế cho vay thông qua các "tổ vay vốn", chủ yếu là Hội Phụ nữ với cơ chế "khoán tài chính".

 Giang Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ