Bắt đầu từ giáo viên
Với một lớp đông sĩ số với khoảng 50 em trình độ không đồng đều. Nên yêu cầu giáo viên chọn những học sinh ưu tú nhất trong lớp để học trở thành “key student” trong lớp học. Những học sinh này sẽ giúp giáo viên hướng dẫn cho các bạn khi tổ chức lớp học theo nhóm.
Theo cô Quỳnh, trước hết phải bắt đầu từ giáo viên. Giáo viên phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy và nội dung. Việc thay đổi nội dung chương trình phù hợp với nhà trường không có gì là khó vì hiện nay đã có công văn hướng dẫn 791 ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.
Theo đó, giáo viên có thể biên tập lại nội dung đơn vị bài học phù hợp với trình độ học sinh của từng lớp, tang ban. Cụ thể: Với học sinh có trình độ yếu về kỹ năng giao tiếp thì giáo viên có thể bổ trợ thêm các dạng bài tập nghe và các hoạt động nói theo chủ điểm để tăng cường kỹ năng cho học sinh
Với học sinh có trình độ yếu về đọc, viết thì giáo viên cung cấp thêm các dạng bài tập, các bài khóa để học sinh thực hành. Tuy nhiên, quan trọng là giáo viên phải đổi mới cách kiểm tra, đánh giá phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh mức độ yêu cầu đối với học sinh của các ban có khác nhau.
Cần phân công giáo viên giảng dạy một cách hợp lý dựa vào năng lực, trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ấy. Ví dụ: Giáo viên dạy ban A, B khác với giáo viên dạy ban D.
Song điều quan trọng là giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
“Để hỗ trợ giáo viên chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên trong trường dự giờ của nhau, chọn những kỹ năng tiêu biểu phù hợp với từng giáo viên để giảng mẫu và thực hiện nội dung mà Bộ GD&ĐT đưa ra là tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Ngoài ra, cử giáo viên đi bồi dưỡng tập huấn để nâng chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT” - cô Quỳnh chia sẻ.
Học từ các hoạt động ngoại khóa
Thực tế cho thấy chương trình sách khoa thí điểm và chương trình sách giáo khoa hiện nay đã phân chia rất rõ ràng 4 kỹ năng trong một đơn vị bài học. Vì vậy các em học sinh đều phải học cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Đối với học sinh, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho các em.
Cô Quỳnh – cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức được rất nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh 1 tháng sinh hoạt một lần, thi hùng biện tiếng Anh cho các em học sinh toàn trường được tổ chức hàng năm với 3 vòng tuyển chọn.
Ngoài ra có tổ chức các lễ hội Noel, Halowen. Trong các hoạt động này bắt buộc học sinh phải sử dụng tiếng Anh trrong giao tiếp.
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho các đại diện các trường học của nước ngoài đến nói chuyện với học sinh. Qua đó các em được giao tiếp với người bản xứ và được đặt những câu hỏi với các đại diện.
Đồng thời kết hợp với các trung tâm ngoại ngữ quốc tế tổ chức hoạt động ngoại khóa và cuộc thi hùng biện cho các em học sinh. Đây chính là dịp để học sinh rèn luyện kỹ năng nghe – nói và rèn phản xạ nhanh cho bản thân.
Yếu tố quyết định sự thành công
Thực tế ở trường THPT Việt Đức cho thấy, sau hơn 1 năm thực hiện Đề án giảng dạy với chương trình bộ sách giáo khoa thí điểm môn tiếng Anh, các em học sinh đã tự tin trong giao tiếp, sẵn sàng chia sẻ với người thân và gia đình những kiến thức mà mình đạt được.
Từ đó phụ huynh cảm thấy yên tâm, luôn động viên con em mình trao dồi kiến thức để vượt qua được những kỳ thi kiểm tra.
Đề án này đã được toàn bộ giáo viên trong trường tiếp nhận một cách tích cực.
Các giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp rất hiệu quả với giáo viên tiếng Anh đề triển khai Đề án trong lớp mình. Tôi cho rằng đây là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công khi triển khai dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020.
Cô giáo Nguyễn Bội Quỳnh