Dạy con với “mỗi ngày một câu chuyện”

GD&TĐ - Bây giờ, các em học sinh làm quen với thiết bị công nghệ mới rất sớm, thông tin các em nhận được là rất nhiều từ các nguồn khác nhau. Việc giáo dục cho học sinh từ kiến thức văn hóa cho đến đạo đức, lối sống hành vi cử chỉ qua sách vở trên lớp hay qua các hoạt động giáo dục khác cũng phải thay đổi từ phương pháp giảng dạy, truyền đạt cho đến việc hướng dẫn vận dụng…

Dạy con với “mỗi ngày một câu chuyện”

Tầm quan trọng của GD hành vi đạo đức

Ở đây tôi muốn trao đổi một số ý về việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống hành vi thói quen sống cho các em bằng cách thay đổi một vài hình thức sao cho phù hợp mà đạt tính hiệu quả.

Định hướng mở rộng một số nội dung có tính chất thực tiễn cho các em dễ nhớ, dễ làm và nhất là thích nghi với từng lứa tuổi học sinh.

Giáo dục hành vi đạo đức của trẻ rất quan trọng ở nhà trường. Hiện nay hầu như thầy cô giáo chỉ tập trung cho vào việc dạy kiến thức nội dung môn học bài học mình đang đảm trách mà ít quan đến việc uốn nắn hành vi lối ứng xử của trẻ, dù trong mỗi môn học đều có ít nhiều nội dung lồng ghép hay tích hợp.

Công tác chủ nhiệm của nhiều thầy cô giáo cũng bị tác động bởi thời gian lên lớp, hội họp và nhiều hoạt động khác trong nhà trường.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, chúng ta không nên nói những gì xa vời trong giáo dục lối sống, kỹ năng cho các em mà là uốn nắn giáo dục làm sao dần thay đổi nhận thức ở trẻ cũng như định hướng cho trẻ cái mà ta cần giáo dục những điều gần nhất, thiết thực nhất.

Cách làm nhẹ nhàng nhưng hiệu quả

Mỗi tuần một mẩu chuyện là một cách làm nhẹ nhàng nhằm đem lại hiệu quả tích cực trong giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Đầu tuần mới, vào giờ sinh hoạt dưới cờ, nhà trường dành nhiều thời gian cho học sinh sinh hoạt tập thể trong đó chú trọng đến việc giáo dục cộng đồng.

Phân công cho mỗi tuần một lớp chuẩn bị một câu chuyện về giáo dục có tính chất rèn kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống.

Mỗi câu chuyện cần chuyển tải nội dung về việc làm tốt có tính nhân văn, cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp tâm lý lứa tuổi của các em, hoặc câu chuyện về những việc làm hay hành vi cử chỉ sống chưa tốt để học sinh cùng nghe. Tiếp đó là phần rút ra bài học vận dụng từ các em.

Có những câu chuyện chỉ đơn giản như nghe và xử lý tình huống qua điện thoại với người lớn, cách phụ giúp ba mẹ việc nhà, hay chia sẻ với người hàng xóm việc vui buồn, hay như sự dưng dửng của một ai đó khi có người gặp nạn…

Qua mỗi câu chuyện cần dẫn dắt cho các em được trao đổi sôi nổi bài học cho bản thân. Bên cạnh đó có những câu chuyện về tính ích kỷ, lời nói chưa hay với bạn bè người lớn, có tính thiếu văn hóa được các em chọn ra trao đổi ngay trước giờ sinh hoạt tập thể trường, từ đó các em nhìn nhận trao đổi và có những cách ứng xử hay và đem lại sự chuyển biến tích cực thông qua giáo dục mang tính cộng đồng này.

Có thể thông qua giờ sinh hoạt cuối tuần, thầy cô chủ nhiệm sẽ nhận được phản ứng tích cực từ từng câu chuyện đầu tuần mà các em đã nghe, đã học.

Thông qua một thời gian dài, chúng tôi vận dụng cách làm này đã nhìn thấy là hiệu quả, vì chính các em đã lựa chọn và cùng nhau tìm hiểu vận dụng theo sự định hướng của thầy cô giáo. Mỗi tình huống gặp phải trên lớp hay ngoài giờ học, thầy cô giáo có thể nói ngay đến những mẩu chuyện đã truyền đạt, từ đó làm cho các em khắc sâu thêm ý nghĩa từng điều đã nghe.

Có thể nói cách làm này có cái hay và cái khó đó là sự chuẩn bị của thầy và trò khi chọn lựa câu chuyện sao phù hợp và nhất thời gian dưới cờ làm sao đủ thời gian vừa sinh hoạt tập thể, vừa vận dụng giáo dục đạo đức lối sống từ hoạt động tập thể này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.