Dạy con biết giá trị của đồng tiền

GD&TĐ -Các bậc cha mẹ thường quan niệm không nên dạy con tiêu tiền quá sớm vì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Dạy con biết giá trị của đồng tiền

Vì thế, nhiều người đều rất ngại và gần như không cho con trẻ tiếp xúc với tiền, cũng như không dạy các khái niệm cơ bản nhất về tài chính. Tuy nhiên, đây là một cách dạy con hoàn toàn không khoa học vì nó có thể khiến bé mắc phải nhiều nhận thức sai lầm vì không được cha mẹ chỉ dẫn. 

Lo lắng của cha mẹ

Đi học về, cu Bi nhà anh Thanh cứ nằng nặc đòi bố mua cho đoàn tàu hỏa mà bạn Tùng trên lớp mới khoe. Bố Bi từ chối với lý do “Bố mẹ hết tiền rồi”. Nhưng thằng bé đã nhanh nhẩu đáp lại một cách vô tư: “Bố còn tiền mà.

Hôm qua con thấy trong túi bố đầy tiền mà”. Vì muốn chấm dứt đòi hỏi của con, anh Thanh trả lời ngay là: “Bố không có đủ tiền” hoặc “nhà mình nghèo lắm, không đủ tiền mua thứ đó”.

Khi đó, bé Bi sẽ thôi không vòi vĩnh, anh Thanh cũng nhẹ nhõm vì giải tỏa được áp lực. Nhưng với cu Bi, việc quan tâm đến bố có tiền hay không luôn thường trực, cứ đi học về là cu cậu hỏi: “Hôm nay bố có tiền không?”.
 Nhiều cha mẹ nghĩ bé còn nhỏ sẽ chẳng biết gì nên phải đợi khi bé thật lớn thì mới dạy con tiêu tiền. Thực tế, hiện từ bé, trẻ đã biết đến việc có tiền sẽ mua được những thứ mình thích, vì thế khi cha mẹ không dạy con cách tiêu tiền thì lớn lên trẻ sẽ khó khăn khi chi tiêu cho cuộc sống bản thân.
Chị Thúy Anh, làm nghề buôn bán tự do, có con học lớp 7 chia sẻ: Suốt 5 năm cấp 1, con họ không hề biết xài tiền, cũng không đòi hỏi vì mọi nhu cầu đều được cha mẹ đáp ứng tại nhà. “Cháu ăn sáng ở nhà và mang theo nước uống đến lớp. Lên cấp 2, chúng tôi mới cho cháu ít tiền dằn túi nhưng cháu thường trả lại”, chị Thúy Anh chia sẻ.
Không nên lảng tránh con

Theo chuyên gia tâm lý Phương Nga, tư vấn viên của Tổng đài 1088: “Từ nhỏ trẻ đã tò mò về tiền bạc. Nhưng nếu cha mẹ không dành sự quan tâm đặc biệt giúp con nhận thức được trách nhiệm trong việc kiếm tiền và tiêu tiền, trẻ sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ lệch lạc và những va vấp trên con đường tương lai.
Điều tốt nhất là bạn nên giải thích tiền bạc lưu hành như thế nào một cách đơn giản và rõ ràng nhất.

Dẫn con cái đi mua những thứ đơn giản giúp chúng hiểu việc sử dụng tiền, trong đó có tiền túi, trong cuộc sống thường nhật. Trẻ em sớm nghĩ chúng có thể đổi tiền bạc để lấy những thứ tốt đẹp như kẹo bánh và đồ chơi”.
Nhiều cha mẹ thường lảng tránh vấn đề về tiền bạc vì sợ con hư. Tuy nhiên, đây là một cách dạy con hoàn toàn không khoa học vì nó có thể khiến bé mắc phải nhiều nhận thức sai lầm vì không được cha mẹ chỉ dẫn.

Nên nói chuyện với con về tiền nong ngay từ sớm, tùy độ tuổi mà có cách dạy bé cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bé biết trân trọng đồng tiền và có thể tự quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan về sau.

Những sai lầm trong các bài học chi tiêu có thể hình thành rất sớm ở các bé, nhất là khi gia đình có điều kiện và có thói quen tiêu tiền phung phí. Bé sẽ biết bố mẹ có tiền nên không cần cân nhắc, cứ mặc sức mua. Điều này khiến kỹ năng quản lý và tiêu tiền ở bé rất kém.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Phương Nga, ở những giai đoạn đầu đời, trẻ học hỏi và bắt chước cha mẹ chi tiêu như một cái máy. Tức là trẻ nhớ mẹ tiêu tiền hoang phí nên “copy” theo. Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho trẻ.

Ban đầu cho bé một số tiền ít thôi, hướng dẫn tỉ mỉ và giải thích ý nghĩa của việc tiêu tiền, nhớ kiểm soát cách chi tiêu của con. Đây cũng là cách dạy chúng tìm hiểu làm quen với những vấn đề tự nhiên, xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.