Dạy bé biết chào hỏi

GD&TĐ - Chắc chắn bậc cha mẹ nào cũng thấy “chín người” khi bé của mình gặp người lạ mà vẫn “gương mắt ếch”. Cào hỏi là nguyên tắc cơ bản của ứng xử, là nét đẹp văn hóa.

Dạy bé biết chào hỏi

Cha mẹ cần dạy con chào hỏi từ khi bé còn nhỏ, dạy bé cách cư xử lịch sự và lễ độ đối với mọi người.

Từ 2 tuổi trở lên, các bé đã nói rõ ràng, ba mẹ nên bắt đầu dạy con biết chào hỏi ngay từ lúc này. Tuy nhiên, với độ tuổi này, bé chưa nhận thức được ý nghĩa của những lời chào.

Do vậy, cha mẹ nên nhắc nhở và bày cho con những lời chào đơn giản, dễ nhớ… Phụ huynh không nên xem nhẹ việc bé không chào hỏi người lớn.

Cha mẹ nên kiên trì dạy con, làm sao cho quá trình giáo dục con không bị gián đoạn vì bất kỳ lý do nào. Nhiều trường hợp cho thấy, do cha mẹ lơ là, một số bé có thể từ ngoan, biết nghe lời đã chuyển thành cứng đầu, khó bảo chỉ sau một thời gian ngắn.

Những bài học lễ giáo căn bản đầu tiên cho bé là cách chào hỏi, thái độ lễ phép với người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ phải biết truyền đạt, thuyết phục sao cho gần gũi, dễ hiểu. Những minh họa thực tế sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Cha mẹ có thể dùng những bài thơ, bài hát vui nhộn, dễ thương có nội dung hướng dẫn cách chào hỏi để đọc, hát cho bé nghe.

Việc dạy chào hỏi cho trẻ không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, mà cần có thời gian và sự kiên trì của các bậc phụ huynh. Thực tế, trẻ không chịu chào hỏi người lớn thường xảy ra ở độ tuổi dưới 6, vì ở độ tuổi này, trẻ chưa có nhận thức và chưa được giáo dục đầy đủ về mối quan hệ với thế giới xung quanh.

Do đó, phụ huynh không nên dạy con gò bó theo kiểu ép con đứng thẳng người, khoanh tay chào người lớn mà nên dạy bé nhìn thẳng vào người đối diện, đứng thẳng người và chào theo đúng thứ bậc “cô, bác, ông, bà…”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ