Đổi trời, khốn khổ vì đau khớp
Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng cứ tới thời điểm chuyển mùa, nóng quá hay lạnh quá là Khoa Khớp của các bệnh viện đều phải gồng mình đón lượng người đến khám đông hơn rất nhiều so với thường lệ.
Cho dù là bệnh nhân mới, bệnh nhân cũ hay đang điều trị thì tất cả đều than phiền về những cơn đau nhức khủng khiếp đang hoành hành ngày đêm tại các vùng gối, cổ tay, cổ, lưng, bả vai. Nhiều người đau đớn đến mức phải khóc ròng, mất ngủ, không thể đi lại, đành nhờ người thân đưa tới phòng khám.
Các ca than trời theo thời tiết này thường là người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp - những bệnh gắn liền với sự tổn thương và bào mòn của lớp sụn trên bề mặt khớp. Bình thường, lớp sụn này vốn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, ngăn các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động được trơn tru.
Khi bị thoái hóa, bề mặt sụn sẽ trở nên lồi lõm, mỏng dần, thậm chí không bao phủ được đầu xương khiến người bệnh đau nhức, khó vận động. Nếu để bệnh diễn tiến lâu dài mà không điều trị đúng, người bệnh phải thay khớp nhân tạo, nhiều người còn đối mặt với nguy cơ tàn phế, giảm sút tuổi thọ.
Khi xuất hiện tình trạng đau, sưng tại khớp, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xác định bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt các thuốc không rõ nguồn gốc. Các thuốc này có thể giảm đau nhanh song dễ tái phát, có thể gây phụ thuộc thuốc; nhiều thuốc có thể gây các tai biến khó lường như tổn hại dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, loãng xương...
Vì sao đau khớp leo thang?
Câu hỏi này đã được đưa ra cho các nhà y khoa giải thích. Các cơn đau khớp thường xuất hiện khi trời trở lạnh hoặc trời nắng mưa thất thường chính là thời điểm áp suất không khí thay đổi. Từng giờ, từng phút, áp suất không khí vốn không ngừng tác động lên cơ thể con người giống như một cái bong bóng. Áp suất này cao thì sẽ giữ cho các mô trong cơ thể không phồng lớn.
Còn khi áp suất này thấp, các mô sẽ phồng lên và đè vào đầu dây thần kinh, gây đau khớp. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm cũng kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch làm xuất hiện cơn đau khớp.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp lâu ngày, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên họ sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn. Lúc này, chỉ cần thời tiết trở mình, cơn đau sẽ ghé thăm và ở lì suốt ngày đêm, làm chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.
Nâng niu sụn khớp
Vì không thể tránh được những ảnh hưởng của thời tiết nên mỗi người cần chủ động chăm sóc khớp một cách khoa học để phòng ngừa và giảm thiểu các cơn đau. Trước tiên, luôn phải duy trì một chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên để giữ cơ thể được khỏe mạnh, khớp xương linh hoạt, dẻo dai.
Đồng thời, người bệnh có thể chăm sóc khớp bằng cách sử dụng các dưỡng chất sinh học chuyên biệt cho xương khớp như UC-II. Nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ và Canada cho thấy, UC-II khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, bổ sung collagen tại sụn khớp, làm giảm đau, giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn.
Phần còn lại (47%) sẽ giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ collagen type II của sụn, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Chính vì vậy, sử dụng UC-II vừa giảm đau, vừa có thể xem như là một biện pháp chủ động bảo vệ và nuôi dưỡng, phục hồi cấu trúc của sụn khớp.
BSCKII. Nguyễn Thái Thành
(Trưởng khoa Khớp - BV Chấn thương chỉnh hình)