Dấu hiệu vui cho mẹ khi trẻ hỏi “tại sao”

Một số mẹ thú nhận rằng, khi nghe con liên tục hỏi “tại sao” thì các mẹ thường trả lời rồi quên ngay, hoặc cười vui khen con thông minh mà không đào sâu, tìm hiểu thêm.

Những câu hỏi “tại sao”chính là dấu hiệu của sự phát triển nổi trội trí thông minh Logic – Toán học
Những câu hỏi “tại sao”chính là dấu hiệu của sự phát triển nổi trội trí thông minh Logic – Toán học

Vì vậy, có lẽ các mẹ đã vô tình bỏ qua những biểu hiện này của loại hình trí thông minh Logic- Toán học ở bé và không biết rằng, nếu như bé được nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp thì bé sẽ có thể nổi trội ở loại hình thông minh bé sở hữu và tương lai có thể trở thành nhà khoa học, bác sĩ hoặc chuyên viên phân tích tài chính thành công trong tương lai.

Nguyên nhân bé hỏi “tại sao”

Khi tham gia thảo luận với chủ để đang rất nóng hiện nay trên diễn đàn Webtretho “ Mỗi bé có 1 tài năng theo cách riêng – con của mẹ thuộc loại tài năng nào? ”, có rất nhiều chia sẻ giống nhau về tình trạng con không ngừng đặt câu hỏi “tại sao”. Mẹ Khánh An chia sẻ: “Cô nhóc ba tuổi nhà mình luôn thích thú tìm tòi và không những đặt câu hỏi “tại sao” với mọi thứ xung quanh. Không chỉ vậy, bé còn tự mình “phát minh” ra những quy luật riêng nữa. Nhớ nhất là hôm về nhà ông bà ngoại, bé tuyên bố rằng mèo thông minh hơn chuột, vì mèo bắt được chuột làm cả nhà cười ngất”. Còn mẹ Thanh Huệ nhận xét: “Những câu hỏi đôi lúc ngây ngô của con khiến mẹ bật cười và “đứng hình” không ít lần vì chính mình cũng không biết phải trả lời con làm sao”.

Thực tế, đằng sau những câu hỏi tại sao, những “qui luật” hết sức hồn nhiên của bé, là những dấu hiệu của sự phát triển nổi trội về trí thông minh logic- toán học. Theo Giáo sư Havard Howard Gardner, cha đẻ của Thuyết Thông minh đa diện, trí thông minh logic – toán học có liên quan đến năng lực tư duy, lý luận, tìm cách giải quyết vấn đề.

Làm sao biết bé thông minh logic- toán học?

Chia sẻ trên diễn đàn Webtretho, mẹ Khánh An cho biết: “Ban đầu hai vợ chồng cũng không định tìm hiểu xem vì sao con mình lại hay hỏi “tại sao” đâu, chỉ nghĩ là điều bình thường ở con trẻ mà thôi. Vô tình hai vợ chồng biết đến thuyết Trí thông minh đa diện trong một lần tìm hiểu về cách nuôi dạy con cái trên mạng. Sau đó thực hiện bài test “ Bé thuộc loại thông minh nào ”, kết quả hóa ra nhóc nhà mình có trí thông minh Logic - Toán học nổi trội và sở thích đặt câu hỏi “tại sao” chính là một trong những biểu hiện của loại hình trí thông minh này”.

Picture 2
Trẻ nổi trội trí thông minh Logic – Toán học thường thích các trò chơi liên quan đến số lượng, đồ chơi trên mặt có những con số, màu sắc…

Theo Thuyết Trí thông minh đa diện, những bé phát triển nổi trội ở trí thông minh Logic – Toán học thường có khả năng quan sát nhạy bén mọi thứ xung quanh, phát hiện sự khác nhau giữa các sự vật về số lượng, hình dáng, màu sắc. Ví dụ như bé thích các trò chơi liên quan đến số lượng, hay đồ chơi trên mặt có những con số, có phân ô như bàn cờ các loại, khối rubic,…Khi chơi với đồ chơi, bé thích phân loại các món theo hình dáng, màu sắc và luôn để ý đến số lượng giữa các nhóm vừa phân ra.

Những bé nổi trội trí thông minh này thường rất tò mò và thắc mắc về những gì lần đầu bắt gặp và liên tục đặt câu hỏi tại sao cho đến khi có câu trả lời. Bên cạnh đó, bé thường khám phá ra các nguyên nhân, nguyên lý, quy luật của các hiện tượng tự nhiên, sự hoạt động của một món đồ chơi. Ví dụ như khi được cha mẹ kể cho nghe một câu chuyện cổ tích mới, vì đây là dạng truyện với những mô típ lặp đi lặp lại nên bé sẽ nhớ lại những câu chuyện cũ và tự mình nêu ra dự đoán cho các tình tiết tiếp theo, thậm chí là kết cục của câu chuyện.

Nuôi dưỡng và phát huy thông minh logic- toán học cho bé như thế nào?

Đầu tiên, mẹ hãy khuyến khích bé tự tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Để làm được như vậy, hãy cho bé xem các chương trình ti vi như Thế giới quanh em, Họ đã làm điều đó như thế nào?, Những điều kỳ thú…, đọc cho bé nghe các cuốn sách về khoa học dành cho thiếu nhi như Toán tuổi thơ, Toán học và tuổi bé, các bộ sách như Mười vạn câu hỏi vì sao… Mẹ cũng có thể đặt thêm câu hỏi khi đưa bé đi chơi, hoặc giao nhiệm vụ cho bé và hướng dẫn bé thực hiện. Cách làm này giúp bé động não và tích cực tìm kiếm câu trả lời.

Picture 3
Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ khi chơi cũng là cách giúp bé phát triển loại hình trí thông minh Logic – Toán học nổi trội của bé.

Bên cạnh đó, mẹ hãy tạo điều kiện để bé khám phá nguyên nhân, qui luật của các vấn đề xung quanh mình. Một số gợi ý như cho bé chơi rubik, giải đố, giải thoát mê cung… Khi cho trẻ chơi những trò chơi này mẹ không nên đặt nặng kết quả mà cứ để bé tự do khám phá và chỉ cung cấp sự trợ giúp khi bé yêu cầu. Mẹ cũng có thể cùng bé làm một số thí nghiệm đơn giản để phát hiện qui luật như khi cho bột, trứng gà vào một cái tô và khuấy chúng lên rồi khuyến khích bé đoán xem điều gì sẽ xảy ra và tại sao lại như vậy. Đừng để bé là người duy nhất đặt câu hỏi, thay vào đó mẹ nên đặt cho bé những câu hỏi dạng như “Con nghĩ xem tại sao ban ngày, dù không bật đèn nhưng nhà mình vẫn sáng trưng, còn ban đêm thì không”… để giúp bé suy nghĩ và tìm câu trả lời và phát triển đa diện hơn.

Bé thông minh hơn mẹ nghĩ!

Mẹ biết không, mỗi bé sinh ra đều đã có đầy đủ 8 loại trí thông minh gồm trí thông minh ngôn ngữ, logic- toán học, không gian- thị giác, âm nhạc- nhịp điệu- tiết tấu, thông minh tự nhiên, nhận thức bản thân, tương tác xã hội, vận động cơ thể. Ở mỗi bé sẽ có những nét nổi trội ở một hoặc một vài trí thông minh nhất định. Do đó, khi biết được bé nổi trội ở trí thông minh nào, mẹ sẽ có cách giáo dục và định hướng phù hợp để giúp bé phát huy tối đa khả năng sẵn có của mình.

Theo Gia đình xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.