Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thừa axit trong cơ thể

Cân nặng tăng, mụn trứng cá, đau cơ thể... là dấu hiệu cảnh báo bạn đang dư thừa axit.

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thừa axit trong cơ thể

Bạn đang dư thừa axit?

dư thừa axit
Axit dư thừa thường kéo theo sự tổn hại ở gan và thận.

Axit dư thừa thường kéo theo sự tổn hại ở gan và thận. Để biết cơ thể có dư axit hay không bạn cần quan sát một số biểu hiện trên cơ thể: các vấn đề như mụn, nhọt, da khô, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, khó tập trung, căng thẳng thần kinh, nước tiểu sẫm màu kéo dài đều là những biểu hiện của dư axit.

Nếu bạn là tín đồ của rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt… hoặc thường xuyên phải căng thẳng trước bàn làm việc thì có tới 99% bạn đang là nạn nhân của axit. Thậm chí, nếu bạn không ăn nhiều thực phẩm axit, tình trạng dư thừa vẫn có thể xảy ra. Vì quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng không ngừng sản sinh ra axit.

Nguyên nhân thừa axit trong cơ thể

Mệt mỏi mọi lúc

Các vi sinh vật trong cơ thể của bạn sẽ sinh sôi và phát triển ở trong môi trường axit thuận lợi khiến hệ thống miễn dịch gặp rắc rối, bạn trở nên mệt mỏi mọi lúc mọi nơi.

Cân nặng tăng

Nồng độ axit vượt quá mức phản ánh trọng lượng cơ thể của bạn. Thận và ruột già sẽ đấu tranh để thoát khỏi các axit và khi bất lực, các mô mỡ sẽ tích lũy axit.

Mụn trứng cá

Mức độ axit cũng có thể gây ra vấn đề về da nhất định. Mụn trứng cá và phát ban trở thành một hiện tượng phổ biến khi cơ thể bạn cố gắng để thoát khỏi các độc tố qua da của bạn quá.

Mất ngủ

Cơ thể bạn có xu hướng trở nên bồn chồn trong giấc ngủ khi có nồng độ axit quá mức. Giấc ngủ thiếu chất lượng làm cho bạn mệt mỏi và yếu.

Vấn đề răng

Nồng độ canxi trong răng của bạn sẽ giảm đi khi cơ thể của bạn có tính axit. Ngoài ra, các loại thực phẩm có tính axit gây tổn hại cho răng. Vì vậy, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ giảm xuống khi có quá nhiều sự tích tụ axit xảy ra trong cơ thể.

Đau cơ thể

Khi nồng độ axit vượt quá mức, cơ bắp của bạn có xu hướng co lại và không có đủ oxy dẫn đến gây đau nhức bắp thịt.

Tính axit của một số thực phẩm

Axit nhẹ: Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua....

Axit mạnh: Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric.... Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ