Đào tạo sư phạm: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu

GD&TĐ - Năm nay, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào từ điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học sư phạm là 18 điểm; cao đẳng, trung cấp sư phạm lần lượt là 16, 14 điểm. Nhiều trường sư phạm cho rằng, đây là mức điểm hợp lý góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo sư phạm. Một số trường có thể tuyển sinh khó khăn hơn, nhưng kiên quyết không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu.

Tư vấn tuyển sinh là dịp để thí sinh có lựa chọn cuối cùng trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ. Ảnh: Bắc Việt
Tư vấn tuyển sinh là dịp để thí sinh có lựa chọn cuối cùng trước khi đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ. Ảnh: Bắc Việt

Nhiều ngành điểm nhận hồ sơ cao hơn “sàn”

Cơ sở xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để tuyển sinh sư phạm năm nay gồm kết quả thi của thí sinh và yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển; chỉ tiêu tuyển sinh ĐH sư phạm, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy năm 2019; chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh.

Theo GS.TS. Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN - mức “điểm sàn” với đào tạo ĐH sư phạm cao hơn 1 điểm so với năm 2018. Tuy nhiên, năm nay do điểm trung bình, trung vị của các tổ hợp căn cứ theo kết quả thi THPT năm 2019 cao hơn một chút nên ngưỡng tăng lên thêm là hợp lý. Việc này vừa để đảm bảo chất lượng đầu vào, vừa để đủ nguồn những thí sinh đam mê học ngành sư phạm họ đăng kí xét tuyển.

PGS.TS Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương – cũng nhận định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành sư phạm năm 2019 là hợp lý. “Dù tăng 1 điểm so với 2018, nhưng xét mặt bằng điểm tốt nghiệp THPT năm nay cao hơn nên thực ra vẫn tương đương năm ngoái; tỷ lệ số dư thí sinh cũng tương đương, chỉ hơi nhích hơn một chút. Nói chung, quy định mức “sàn” sư phạm như vậy là hợp lý” – PGS Đào Đăng Phượng nói.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Anh Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế - cho rằng: “Điểm sàn” sư phạm năm nay phù hợp với chủ trương nâng cao chất lượng đào tao sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

“Năm 2019, Trường ĐHSP Huế tuyển được 50% chỉ tiêu, năm nay hy vọng sẽ khả quan hơn vì có nhiều ngành đào tạo mới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sắp tới; cơ hội sinh viên sư phạm ra trường có việc làm cũng rất khả quan. Ngoài ra, kết quả đào tạo tại Trường ĐHSP Huế đã khẳng định được vị thế nên nhà trường hoàn toàn tin tưởng sẽ có kết quả tuyển sinh tốt, đáp ứng đủ chỉ tiêu cũng như chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT” – PGS Lê Anh Phương chia sẻ.

Nói về “điểm sàn”, Bộ GD&ĐT cho rằng, căn cứ chủ yếu để xác định là yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển của ngành sư phạm và sức khoẻ, để đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ thầy cô giáo, thầy thuốc và cán bộ y tế. Nguồn tuyển chỉ là một tiêu chí để tham khảo. Nếu điều kiện cho phép như có nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký xét tuyển thì có thể nâng điểm sàn lên đến mức có thể không được phép căn cứ vào nguồn tuyển để hạ điểm sàn. Không vì tuyển đủ chỉ tiêu mà hạ điểm sàn quá thấp.

Hiện nay, các trường sư phạm đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường. Dù mức điểm 18 là khá cao so với mặt bằng chung của các trường ĐH khi nhận hồ sơ xét tuyển, nhưng vẫn có không ít ngành đào tạo sư phạm lấy điểm nhận hồ sơ cao hơn “sàn” do Bộ GD&ĐT quy định.

Như Trường ĐHSP Hà Nội, các ngành sư phạm Ngữ văn, sư phạm Toán học và sư phạm Toán học (đào tạo giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh), sư phạm Tiếng Anh lấy “sàn” là 20 điểm; các ngành: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Tiểu học – sư phạm tiếng Anh, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Mầm non – sư phạm tiếng Anh lấy “sàn” 18,5 điểm.

Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ngành sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Toán học, Sư phạm Hóa học lấy “sàn” 21 điểm. 3 ngành sư phạm của trường này có “điểm sàn” 20 như: Giáo dục Chính trị, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Ngữ văn; 2 ngành lấy “sàn” 19 điểm như: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học.

Có thể thấy, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào một số trường sư phạm tương đương với “điểm sàn” các trường đào tạo y dược hot, vốn có điểm chuẩn cao ngất ngưởng từ trước đến nay. Đơn cử, Trường ĐH Y Hà Nội cũng chỉ đưa ra mức “sàn” từ 18 đến 21 điểm.

Sinh viên ĐH Sư phạm học tại thư viện. Ảnh: Hữu Cường
  • Sinh viên ĐH Sư phạm học tại thư viện. Ảnh: Hữu Cường

Chất lượng đầu vào chỉ là 1 yếu tố

Chia sẻ của GS.TS Nguyễn Quý Thanh: Để thành công ở nghề giáo viên, vừa phải đảm bảo ngưỡng chất lượng và thí sinh phải thích ngành này. Qua phân tích kết quả thi sư phạm mấy năm gần đây, tôi thấy thí sinh điểm cao lại ít chọn ngành sư phạm; đa số nằm ở phổ điểm dưới 25, trừ một số ngành. Do đó, bên cạnh việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như mấy năm gần đây, ngành Giáo dục quan tâm thêm về các chính sách việc làm sau khi tốt nghiệp và các ưu đãi giáo viên thì sẽ thu hút nhiều hơn thí sinh giỏi đăng kí học sư phạm. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo giáo viên cũng cẩn được cải tiến về cấu trúc và nội dung. Thực tập sư phạm phải đóng vai trò quan trọng hơn, thực chất hơn. Phương pháp chuyển tải cũng cần đổi mới, áp dụng được những công nghệ mới trong giáo dục.

Nhận định về chất lượng đào tạo sư phạm hiện nay, PGS.TS Lê Anh Phương cho rằng, tất cả các trường sư phạm, đặc biệt là 7 trường sư phạm trọng điểm đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ, thay đổi chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình trong nước cũng như hội nhập quốc tế. “Vừa rồi, Bộ GD&ĐT công bố số lượng bài báo ISI của tất cả các trường thuộc Bộ. Kết quả, nghiên cứu của các trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Huế đều nằm trong top 5” – PGS.TS Lê Anh Phương nêu dẫn chứng.

Thông tin từ ThS. Nguyễn Vinh San – Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH SP Đà Nẵng: Căn cứ phổ điểm thi năm nay được Bộ GD&ĐT công bố, Trường ĐHSP Đà Nẵng cũng đã dự kiến mức điểm sàn năm nay không tăng quá nhiều. Mức điểm sàn 18 giúp cho đầu vào của các trường sư phạm đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.

Trường ĐHSP Đà Nẵng nằm trong số ít trường sư phạm tuyển đủ chỉ tiêu sư phạm trong những năm vừa qua. Khẳng định ủng hộ việc nâng cao điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào của sinh viên, ThS Nguyễn Vinh San cho rằng, chúng ta có thể đào tạo ít lại nhưng đầu ra chất lượng và có việc làm sẽ tạo cú hích tốt cho ngành Giáo dục. Ông San mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đầu ra cho sinh viên ngành sư phạm rõ ràng hơn để thu hút người giỏi vào sư phạm. Điều đó sẽ giúp cho điểm chuẩn của các ngành sư phạm có thể cao hơn mức điểm sàn và điểm sàn của các năm sau cao hơn năm trước.

“Để có một giáo viên tốt sau khi ra trường thì kiến thức chuyên môn là chưa đủ. Giáo viên tương lai cần hội tụ đủ cả kiến thức, đạo đức, lòng yêu nghề yêu trẻ và kỹ năng đáp ứng sự thay đổi và hội nhập. Những yếu tố này, các em sẽ được hình thành rõ nét khi được học ở các trường sư phạm. Các trường sư phạm cần phải xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp để cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học.

Với Trường ĐHSP Đà Nẵng – cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của cả nước được kiểm định và công nhận đạt chuẩn chất lượng – chúng tôi tiếp tục có những cải tiến toàn diện về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Năm nay, trường cũng mở mới 5 ngành đào tạo đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý, Sư phạm Công nghệ, Giáo dục công dân, Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học. Nhà trường hiện cũng đang hợp tác đào tạo với nhiều trường đại học uy tín của Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...” – ThS ThS Nguyễn Vinh San chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.