Trên cánh cửa phòng ngủ của cô con gái út của tôi có một loạt những dấu hiệu mà gia đình tôi đã đánh dấu lên đó, đó là những dòng kẻ, những con số và những cái tên ghi lại chiều cao của con bé và chị gái nó ở những độ tuổi nhất định, trong quá trình từ khi chúng còn là những đứa trẻ mới chập chững biết đi đến khi chúng lớn dần lên thành những cô thiếu nữ xinh xắn đáng yêu.
Nhưng khi xem xét những dấu hiệu này, tôi thấy có cái gì đó cưỡng ép về các con gái của tôi, qua sự đo lường không ngừng về sự tăng trưởng, lớn lên này. Vậy chúng ta thực sự đang đo lường cho cái gì đây?
Trong bài viết này của mình, tôi so sánh trẻ em với những chiếc đồng hồ trên ý nghĩa rằng những thay đổi trên cơ thể của chúng đều đánh dấu thời gian trôi qua. Khi những chiếc kim đồng hồ nhích dần trong vòng quay 12 giờ của nó, thời gian đang trôi đi; và khi những đứa trẻ của chúng ta lớn lên, thời gian cũng đang trôi đi như thế.
Ý tưởng về chính cái đồng hồ cũng rất thú vị đối với tôi, đó là: tại sao chúng ta cảm thấy cần thiết phải khăng khăng đánh dấu thời gian vậy? Hay chúng ta đang đánh dấu cái gì đó?
Chúng ta đang đo lường một cách cưỡng ép. Chúng ta đo khả năng con mình thể hiện trong các bài kiểm tra. Chúng ta đo đức tính của chúng với các biểu đồ ngôi sao.
Có lẽ thậm chí những bức ảnh mà chúng ta chụp những đứa trẻ của chúng ta, và những bức ảnh chúng tự chụp về mình cũng là những hình thức đo lường, như thể chúng ta đang cố gắng hiểu rõ điều gì đó mà nó liên tục “trốn tránh”, không để chúng ta nắm bắt được.
Và nó trốn tránh chúng ta vì “nó” không có khuôn dạng, không thể đoán trước, không có ranh giới. Chúng ta khiến cho nó có thể quản lý được bằng cách đặt một mạng lưới tinh thần lên trên nó, áp đặt ý chí của chúng ta lên trên nó; mà các ô vương trong cái mạng lưới đó được chúng ta gọi là inch, phút, đường vĩ độ, ngày sinh, kilô, điểm thi, điểm IQ để chúng ta đo đếm, định lượng.
Xét về mặt tổng thể, định lượng này là một điều hữu ích. Vì xét cho cùng, nếu chúng ta không đo đạc, chúng ta không thể nói rằng chúng ta đồng ý gặp nhau ở một thời điểm nhất định, ở một địa điểm nào đó nhất định, theo các yếu tố trừu tượng như là tham chiếu bản đồ để xác định địa điểm, và đồng hồ để xác định thời gian. Nhưng đồng thời có một nguy cơ là chúng ta sẽ bắt đầu mắc sai lầm trong đo lường thực tế này.
Điều này có vẻ hơi trừu tượng một chút, nhưng nó có hàm ý, có liên quan trên thế giới thực này đấy. Vì nếu như chúng ta nhầm lẫn bản đồ trên giấy với lãnh thổ trên thực tế, thế là chúng ta có thể đánh mất biểu hiện của một số sự thất rất quan trọng.
Như đứa trẻ X vượt qua hết tất cả các kỳ thi của mình, trong khi trẻ Y thì bị trượt. Trẻ Z nhận được tất cả các ngôi sao vàng trên biểu đồ ngôi sao, trong khi trẻ A lại có một biểu đồ trống rỗng. Chúng ta hầu như không thể chống lại việc gán giá trị cho các cá thể theo những phép đo này.
Nhưng những giá trị thực tế vượt quá tất cả những chiếc hộp giá trị để chúng ta có thể lựa chọn này, giá trị của một người, hay trong bài này đang nói đến là giá trị của một đứa trẻ là giá trị không thể kể xiết.
Một đứa trẻ, cũng như bất kỳ con người nào khác, là không thể đo đếm được. Một đứa trẻ vượt qua hết các kỳ thi cũng có nhiều giá trị như một đứa trẻ không vượt qua được kỳ thi vậy, kỳ thi không thể đánh giá, đo đếm được hết về một đứa trẻ đâu.
Trẻ em là một bí ẩn, là một nghịch lý và không thể đặt vào một chiếc hộp được đo ni đóng giày cho các em được, như cách mà tất cả các hệ thống của chúng ta với các nỗ lực về mặt xã hội, chính phủ, tâm lý hay tài chính đang luôn làm. Và tất nhiên, cả các hệ thống giáo dục nữa cũng đang làm điều đó.
Hiện nay cơ sở giáo dục nào đang được xác định một xách chính xác hơn để định vị và đánh giá chính xác giá trị của một đứa trẻ? Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể định lượng được lòng tốt, tính hài hước, tính cách, sự đồng cảm, trí tưởng tượng hay mọi thứ khác thực sự quan trọng về một con người, một đứa trẻ qua những phép đo đó.
Các bậc cha mẹ cũng vậy, đang đưa con cái mình vào trong những chiếc hộp. Đó là những chiếc “hộp người tốt”, “hộp người thông minh”, “hộp người nghịch ngợm”, “hộp người xấc xược”. Một khi chúng ta đã tạo ra các loại này, những đứa trẻ được áp những giá trị này lên người sẽ sống lên lên xuống xuống theo chúng. Những chiếc nhãn này chính là một hình thức đo khác.
Khi chúng ta tiến hành phân loại, tâm trí là một công cụ rất mạnh mẽ, đã từng mang đến sự thống trị trong thế giới tự nhiên như các nhà giả kim thuật hay các nhà ảo thuật đã làm.
Nhưng con cái của chúng ta, và con người nói chung, không phải là “mọi thứ” mà chúng ta có thể nắm bắt, hiểu rõ. Chúng là những quá trình, những khám phá, với những trải nghiệm chủ quan bí ẩn, ở bên trong. Tuy nhiên, khi chúng ta cố gắng định nghĩa chúng, chúng sẽ luôn thoát khỏi những định nghĩa của chúng ta.
Nguồn gốc của từ “đo lường” (measure) là từ “ma” trong tiếng Phạn, như trong ma trận (matrix), vấn đề (matter), số liệu (metric). “Ma” cũng là gốc rễ của từ maya - trong triết học Phật giáo có nghĩa là “ảo giác”. Thế giới tồn tại dĩ nhiên là thế giới đã được đo lường, mà theo một ý nghĩa nào đó là ảo tưởng.
Cho nên điều này đáng để ghi nhớ trước khi chúng ta quá thất vọng vì con cái của chúng ta không thực hiện theo các mục tiêu (đã được nói hoặc không nói ra) mà chúng được đặt cho, một cách chính thức hoặc không chính thức.
Mỗi đứa trẻ có những giá trị riêng, những ưu khuyết điểm riêng mà không thước đo nào có thể đo đếm hết được; chúng ta không thể dùng ưu điểm của đứa trẻ này để đo khuyết điểm của đứa trẻ khác, vì đứa trẻ khác có những ưu điểm mà đứa trẻ này lại không có được, cũng như việc chúng ta không thể yêu cầu con cá leo cây và con thằn lằn bơi dưới nước.
Nói cách khác, những dấu hiệu trên cạnh cửa phòng ngủ kia không thực đánh dấu bất cứ thứ gì ngoài cái cửa đó cả. Nó sẽ có giá trị khi một ngày kia những đứa trẻ của chúng ta lớn lên, chúng ta nhìn lại và những dấu hiệu đó trở thành kỉ niệm.