Dân Singapore tưởng tượng tương lai không có Lý Quang Diệu

Dân Singapore tưởng tượng về tương lai không có Lý Quang Diệu khi vị Thủ tướng cầm quyền lâu nhất lịch sử nước này đã qua đời.

Ông Lý Quang Diệu
Ông Lý Quang Diệu

Cố Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu qua đời rạng sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi. Ông Lý qua đời sau thời gian dài nhập viện từ đầu tháng 2/2015 vì bệnh viêm phổi.

Trong những ngày vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long, cũng là con trai cả của ông liên tục cập nhật tình hình sức khỏe người cha, tất cả đều cho thấy tình trạng ngày càng xấu hơn.

Mặc dù ông Lý Quang Diệu từng ốm và khỏe trở lại, nhưng lần này bệnh tình của ông nghiêm trọng hơn. Việc ông Lý qua đời khiến Singapore sẽ phải đón ngày kỷ niệm 50 năm độc lập, 9/4/1965 - 9/4/2015 bằng một sự kiện lịch sử khác.

Năm 1954, Lý Quang Diệu trở thành Tổng thư ký Đảng Nhân dân hành động. Ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore năm 1959.

Trong 31 năm đảm nhận vị trí lãnh đạo, ông đã xây dựng Singapore trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.

Ông rút khỏi nội các Singapore vào năm 2011, sau khi đảng Nhân dân cầm quyền nhận được kết quả thấp nhất trong một cuộc tổng tuyển cử kể từ ngày Singapore giành độc lập.

Thủ tướng Lý Quang Diệu nổi tiếng về việc cho áp dụng luật pháp khắt khe và đôi khi vượt nguyên tắc của các chế độ dân chủ như bãi bỏ bồi thẩm đoàn ở tòa án trong một số trường hợp xét xử.

Người dân Singapore cầu nguyện cho sức khỏe của ông Lý Quang Diệu
Người dân Singapore cầu nguyện cho sức khỏe của ông Lý Quang Diệu

Theo Washington Post, những người lớn tuổi ở Singapore vẫn còn nhớ về cuộc sống trước khi đất nước chuyển mình và sẵn sàng chịu đựng những hạn chế thì thế hệ 20-30 tuổi lại không làm được điều đó.
Abdul Kadir bin Ibrahim, một người Singapore đã hơn 50 tuổi chia sẻ: "Những thế hệ trước đã được đáp ứng nhu cầu và hạnh phúc với nó khi ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng".

Trong khi đó, theo ông thế hệ trẻ hiện nay lại thẳng thắng hơn: "Hầu hết trong số họ đều có học vấn cao, xuất thân trong những gia đình không cần phải đấu tranh để tồn tại. Thế hệ trẻ cũng tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài nên không thể tránh được một vài thay đổi".

Carlton Tan, năm nay 28 tuổi, đại diện cho lớp người trẻ của đất nước mà theo Washington Post là đang đứng trước những cảm xúc lẫn lộn. Bên cạnh việc tôn trọng với người đã đưa Singapore đi lên, họ cũng nghĩ đến việc thay đổi đất nước để tạo ra một Singapore khác.
Tan nói: "Chúng tôi biết ơn quá trình tiến bộ kinh tế trong các thập kỷ qua nhưng cũng tự hỏi liệu nó có thực sự cần thiết để hy sinh quyền tự do của mình".

Washington Post cho biết, trong cuộc bầu cử năm 2011, đảng cầm quyền đã mất 6 trong số 87 ghế trong Quốc hội, dấu hiệu cho thấy sự thay đổi và dự kiến trong cuộc bầu cử năm tới, đảng đối lập sẽ giành được thêm nhiều ghế nữa.

Bên cạnh đó, việc ông Lý Quang Diệu qua đời có thể tác động đến Mỹ. Mặc dù không phải là đồng minh theo các hiệp ước nhưng nhiều thập kỷ Washington đã dựa vào Singapore để diễn giải các sự kiện tại châu Á cho mình, Washington Post cho biết.

Graham Allison, giáo sư đến từ Đại học Harvard cho rằng Lý Quang Diệu rất hiểu Trung Quốc, từ lãnh đạo cho đến những quyết định từ bên trong.

Theo ông Allison, Washington cần một người như Lý Quang Diệu vì ông ta có cái nhìn độc lập về Trung Quốc hay Mỹ và đưa ra những lời khuyên tốt.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng chính quyền Obama đang giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Singapore.

Bằng chứng là ông Lý Quang Diệu gần như đến thăm Mỹ hàng năm khi còn làm Thủ tướng nhưng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, ông Lý Hiển Long mới đến Mỹ đúng 2 lần.

Theo VTC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.