Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ

GD&TĐ - Gần một tháng trở lại đây, người dân trồng cao su ở các xã Bình Thành, Hương Bình, Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ồ ạt chặt bỏ cao su trồng từ năm 1993 bán cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ tạp vì cho rằng giá cao su xuống thấp, không lời hơn trồng keo.

Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ

Có mặt tại khu trồng cao su của người dân thôn Hương Lộc, xã Hương Bình, Thị xã Hương Trà, chúng tôi chứng kiến cảnh những cây cao su lần lượt bị đốn hạ, xe tải thay phiên nhau chở gỗ cao su từ vườn ra đường tỉnh lộ. 


Anh La Văn Cời (48 tuổi, ở thôn Bình Dương, xã Hương Bình) - vừa bán 1 ha cao su - cho hay: Nhà tôi trồng cao su từ năm 1994 với hơn 3,5 ha cao su. Nhưng bây giờ mũ cao su xuống giá quá thấp chỉ còn 5 nghìn đồng/kg, đi cạo mũ cao su từ 1h khuya đến 7h sáng mà thu nhập chẳng được bao nhiêu, không bằng thu nhập vác keo thuê cho người ta. 
Thế nên tôi bán 1 ha cao su với giá 40 triệu đồng, bình quân mỗi cây như vậy thương lái mua từ 100 – 150 nghìn đồng, mặc dù cao su vẫn cho mủ nhưng cũng phải bán. Không chỉ riêng tôi mà nhiều hộ dân ở đây cũng đang bán vườn cao su cho thương lái, có hộ còn bán vườn cao su trồng năm 2001 để chuyển sang trồng keo. 

Còn chị Nguyễn Thị Cúc - một hộ dân ở thôn Hiệp Hoà, xã Bình Thành (TX. Hương Trà) vừa mới bán hơn 6 ha cao su trước Tết Ất Mùi để chuyển đổi sang trồng keo - cho hay: “Giá cao su liên tục sụt giảm, hiện tại giá cao su mủ chỉ 5.000/kg, không có lời bằng trồng cây keo nên tôi chặt bỏ cao su để trồng keo. Keo trồng từ 4 đến 5 năm đã có thể bán được, 1 ha keo nếu phát triển tốt có thể bán 70 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Chánh Thắng - Chủ tịch UBND xã Hương Bình - cho biết; Toàn xã Hương Bình có diện tích trồng cao su là 1181 ha cao su, trong đó có 950 ha cao su đang trong thời gian cho mủ. 

Theo ông Thắng, tình trạng người dân bán vườn cao su cho các thương lái đa số là cao su trồng năm 1994 đã đến thời điểm không còn cho ra mủ nữa nên người dân mới chặt bỏ, bán cho thương lái về làm gỗ. 

Về vấn đề người dân chặt phá cao su nhiều năm tuổi để bán gỗ, ông Lê Văn Anh, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Hương Trà cho biết: Hiện nay diện tích cao su trên toàn thị xã Hương Trà là 2459,36 ha, trong đó diện tích đang trong quá trình khai thác mủ là 1893,57 ha. 

Ở các xã Hương Bình, Bình Thành, người dân có bán cao su làm gỗ, nguyên nhân là do những diện tích cao su này được trồng năm 1993 theo dự án 327 đã hết chu kỳ kinh doanh lấy mủ, một số diện tích qua các cơn bão các năm trước đã bị gãy đổ gần hết không đảm bảo mật độ, cho sản lượng mủ thấp. 

Từ năm 2013 đến nay người dân trồng cao su toàn thị xã đã khai thác chặt bỏ cao su bán gỗ khoảng 51,3 ha và đã trồng lại 31,3 ha . 

Trong thời gian tới, Phòng Kinh tế phối hợp với các cơ quan như Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho các hộ dân, phối hợp với UBND các xã có trồng cao su vận động người dân cố gắng giữ vườn cao su để tiếp tục chăm sóc mặc dù giá mủ cao su hiện nay xuống thấp.

Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 1Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 2Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 3Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 4Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 5Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 6Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 7Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 8Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 9Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 10Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 11Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 12Dân ồ ạt đốn hạ cao su “già” để bán gỗ ảnh 13

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ