Đàn hà mã của trùm ma tuý Escobar: Có thể phục hồi hệ sinh thái cổ đại

Đàn hà mã của trùm ma tuý Escobar: Có thể phục hồi hệ sinh thái cổ đại

Một nhóm các nhà bảo tồn sinh vật học mới tiến hành nghiên cứu về đặc điểm và tác động lên hệ sinh thái của các loài du nhập ăn cỏ hiện đại như hà mã Colombia. Sau đó, họ tiếp tục thực hiện nghiên cứu tương tự trên những loài đã bị tuyệt chủng như voi ma-mút hay gấu túi khổng lồ.

Các nhà khoa học cho rằng, môi trường sống của dòng sông có thể được hưởng lợi từ sự hiện diện của những con hà mã. Những động vật ăn cỏ to lớn này đang lấp đầy một lỗ hổng của hệ sinh thái bị bỏ trống trong hàng nghìn năm.

Nhiều loài động vật ăn cỏ lớn từng bước chân trên hành tinh của chúng ta đã bị tuyệt chủng bắt đầu từ khoảng 100.000 về năm trước. Với sự tuyệt chủng kéo dài đến cuối kỷ nguyên Pleistocene (2,6 triệu đến 11.700 năm trước). Khi các loài động vật ăn cỏ lớn biến mất đã khiến đất đói chất dinh dưỡng, thay đổi sự phát triển của cây cối và thậm chí ảnh hưởng đến dòng nước và tính sẵn có của chúng.

Tuy nhiên, các loài động vật ăn cỏ được du nhập thời hiện đại như đàn hà mã của Escobar có thể hồi sinh và làm phong phú các hệ sinh thái như vậy và điều tương tự có thể xảy ra ở các địa điểm khác trên thế giới.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích tác động sinh thái của 427 loài động vật ăn cỏ lớn nặng ít nhất 10 kg sống trong khoảng giữa 130.000 năm trước đến ngày nay, để xem liệu hệ sinh thái ốm yếu từng là nơi sinh sống của các loài động vật ăn cỏ khổng lồ liệu có thể được phục hồi nếu đem các loài động vật ăn cỏ lớn quay lại.

Ở Colombia, những con hà mã “đem đến sự kết tinh gồm nhiều tổ hợp đặc điểm của các loài tuyệt chủng”. Nói cách khác, ảnh hưởng của hà mã đến môi trường sống mới của chúng - chúng ăn bao nhiêu và ăn những loại cây nào; chúng di chuyển xung quanh bao nhiêu trong phạm vi của chúng; cách chúng tiêu hóa bữa ăn và số lượng chất dinh dưỡng mà chúng trả lại cho môi trường sống dưới dạng phân - đã từng được thực hiện bởi nhiều loài ăn thực vật bản địa khá lớn.

Trước khi hà mã của Escobar đến Colombia, loài động vật ăn cỏ lớn cuối cùng từng tồn tại ở khu vực này của Nam Mỹ là llama khổng lồ đã biến mất vào khoảng 11.000 năm trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, hà mã cũng rất giống với một loài thú có móng bán nguyệt tuyệt chủng có tên là Trigonodops lopesi.

Điều này có nghĩa là hà mã có thể gặm cỏ trên các bờ sông theo thói quen giống với của loài llama đã tuyệt chủng, nhưng có thể phân phối chất dinh dưỡng - thông qua phân - theo cách tương tự với một loài động vật sống tuyệt chủng khác.

Nghiên cứu cho rằng, hà mã ở Colombia không hoàn toàn giống một loài đã tuyệt chủng nhưng với đặc điểm kết hợp của nhiều loài, chúng có thể khôi phục nhiều phần quan trọng trong hệ sinh thái. Nghiên cứu cũng cho biết thêm, con người đã vô tình tái tạo nhiều đặc điểm sinh thái tự nhiên trong quá trình du nhập các loài động vật. Ví dụ, lợn rừng hay ăn rễ cây và phá huỷ mùa màng, hành vi giống nhiều loài đã tuyệt chủng trong hệ sinh thái cổ đại.

Ngoài đế chế ma tuý hàng tỷ đô, Pablo Escobar còn sở hữu một “sở thú cưng” với nhiều loài động vật quý hiếm. Sau khi Escobar bị tiêu diệt năm 1993, thú hoang dã trong trang trại Hacienda Napoles được thả về môi trường sống tự nhiên. Sau gần 3 thập kỷ, 4 con hà mã Escobar mua từ châu Phi ngày nào sinh sôi nảy nở thành một đàn hà mã Colombia gồm hàng chục con. 

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.