Đám cưới cổ tích của chú rể châu Phi và cô dâu Trung Quốc

Dù có nhiều sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ... nhưng những cặp đôi này vẫn quyết tâm đến với nhau, bất chấp sự phân biệt chủng tộc vô cùng khủng khiếp đang diễn ra ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Eman Okonkwo và Jennifer Tsang hạnh phúc trong đám cưới
Eman Okonkwo và Jennifer Tsang hạnh phúc trong đám cưới
“Tôi đã kết hôn với một cô gái Trung Quốc!”
Eman Okonkwo, 42 tuổi, người Nigeria hôm nay đã rất hạnh phúc. Cô dâu của anh là một cô gái Trung Quốc. Điều này thực sự chỉ là tưởng tượng trong giấc mơ của nhiều thương gia châu Phi tại nước này.
7 ngày trước đó, gia đình Jennifer Tsang không hề biết gì về câu chuyện tình lãng mạn của con gái mình. Giống như nhiều cô gái địa phương đang hẹn hò với những người đàn ông châu Phi, họ luôn lo sợ cha mẹ mình sẽ phản đối chuyện tình cảm bởi những thành kiến phân biệt chủng tộc khủng khiếp ở đây.
Cặp đôi cùng các khách mời đã phải lẻn vào Nhà thờ hoàng gia Victory dưới lòng đất, tại Quảng Châu để tổ chức lễ cưới.
Dù không có sự tham dự và chúc phúc của bất cứ người thân nào nhưng chú rể Okonkwo vẫn rất vui. "Hôm nay là ngày rất đặc biệt bởi vì tôi đã kết hôn với một cô gái Trung Quốc. Và tôi vừa là người châu Phi, vừa là người Trung Quốc".

Mặc dù vậy, ước mơ trở thành người Trung Quốc từ cuộc hôn nhân này của Okonkwo thật sự khó có thể thành hiện thực. Văn phòng Công an Quảng Châu (PSB) đã phủ nhận quyền lợi về mặt luật pháp của những ông chồng người châu Phi. Họ chỉ được xem như là một du khách. 

Con cái của cặp đôi cần được đăng ký theo tên họ của mẹ Tsang thì mới có giấy phép hộ khẩu thường trú và quyền công dân Trung Quốc một cách đầy đủ.

Một chuyện tình cảm động khác 

Amadou Issa đến Trung Quốc vào năm 2004. Hiện giờ, anh có 5 triệu nhân dân tệ, một chiếc xe hơi trị giá 64.000 đô la Mỹ. Issa có thể nói tiếng phổ thông Trung Quốc một cách thành thạo.

Giống như hầu hết các nhà kinh doanh thành công ở Quảng Châu, Issa có một người vợ Trung Quốc.
Anh đã trúng phải tiếng sét ái tình khi tình cờ gặp một cô gái Trung Quốc tại quán Lounge Coffee, một nơi lui tới phổ biến của những người đàn ông châu Phi.
"Cô ấy từng làm việc cho một công ty tôi đặt hàng và chúng tôi đã trở thành những người bạn trước khi chính thức là người yêu của nhau. Chúng tôi đã có một đám cưới theo phong tục Trung Quốc và một đám cưới theo nghi lễ Hồi giáo. Tên cô ấy là Xie Miemie nhưng tôi đổi tên cô ấy thành Zena."
Quê Zena là đảo Hải Nam và Issa là người châu Phi đầu tiên mà gia đình Zena từng nhìn thấy.
Issa cười khúc khích, cho biết: "Ban đầu, họ không tin tưởng tôi, nhưng giờ thì khi tôi không có ở đó, họ hỏi vợ tôi là ông chồng “nhập khẩu” của cô đâu rồi?”
Vượt qua sự phân biệt chủng tộc gay gắt
Đám cưới cổ tích đẹp như mơ của chú rể châu Phi và cô dâu Trung Quốc 2
Ở Quảng Châu, không khó để bắt gặp những gia đình đa chủng tộc

Tại Quảng Châu, những đám cưới như thế này diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên, không có con số chính thức về số cuộc hôn nhân giữa những người gốc Phi và người Trung Quốc. 

Nhưng ở bất cứ nhà kho, cửa hàng kinh doanh nào trong thành phố đều có thể thấy nhiều gia đình đa chủng tộc, trẻ em với mái tóc tết màu cà phê vui đùa trong các hành lang.

Dù vậy, rất nhiều người Trung Quốc vẫn không chấp nhận những người đàn ông châu Phi được phép mang quốc tịch Trung Quốc, hưởng các quyền lợi công dân như người Trung Quốc cho dù họ đã cưới vợ, sinh con đẻ cái và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Gordon Mathews - Giáo sư nhân chủng học tại một trường đại học của Trung Quốc - cho biết sự phân biệt chủng tộc ở đây diễn ra rất sâu sắc. "Tôi có biết ba, bốn cặp đôi yêu nhau và đều đã tính đến hôn nhân, nhưng ngay sau khi các gia đình Trung Quốc gặp bạn trai của con mình là người châu Phi, các mối quan hệ đó đều phải kết thúc. Kết hôn với một người da đen vẫn là một điều rất khó chấp nhận ở Trung Quốc".
“Chocolate city" (tạm dịch - Thành phố Socola) hay "Little Africa” là một huyện của Quảng Châu, nơi có từ 20.000 - 200.000 người, chủ yếu là nam giới di cư từ châu Phi sang.
Người châu Phi bắt đầu đổ vào Trung Quốc từ sau năm 1997. Họ giàu lên bằng cách xuất khẩu hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc về quê nhà. Những tin đồn đã lan truyền nhanh chóng và Quảng Châu đã trở thành một miền đất hứa.
Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ