Đại dịch Ebola - Nguồn gốc từ những bữa ăn tàn ác?

Đại dịch Ebola đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và sự lây lan của nó cũng khởi đầu từ việc săn bắt và sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm.

Đại dịch Ebola - Nguồn gốc từ những bữa ăn tàn ác?

Tính đến thời điểm này, tức là chỉ 4 tháng trôi qua kể từ khi dịch Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1900 người và số người tử vong là hơn 900 người.

Trước sự bùng phát dữ dội này, Ebola được ví như một cơn cháy rừng và các nước châu Âu, châu Á đang đặt cảnh giác cao độ bởi Ebola có thể tràn sang các châu lục khác bất cứ lúc nào.

Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỉ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%.

Ebola có thể lây từ động vật sang người và từ người sang người. Động vật được xác định là vật chủ mang virus là dơi, cụ thể ở đây là dơi quạ ăn quả. Từ dơi, vượn, khỉ hay lợn sẽ bị nhiễm virus Ebola và từ đó mang virus tới con người.

Vậy nên, chúng ta có thể xác định trước một cách để phòng tránh Ebola, đó là tránh ăn thịt động vật hoang dã cũng như các loại thịt sống. Chúng ta nên nhớ, bệnh nhân đầu tiên mắc Ebola vào đã bị bệnh sau khi ăn thịt khỉ và linh dương.

Có hay không có một sự trả thù của tự nhiên đối với loài người khi hàng loạt đại dịch xuất phát từ việc sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm? Điều ấy khoa học sẽ có kết luận. Tuy nhiên đến nay, đã thấy rõ, việc tiêu diệt các quần thể động vật hoang dã đã đem lại cho loài người những hiểm họa lớn lao.

Ngay ở Việt Nam, cùng với nạn tàn phá rừng, chúng ta cũng đang chứng kiến sự tuyệt chủng hàng ngày của nhiều loài thú hoang dã. 

Ngay từ năm 2012, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) vừa công bố báo cáo đánh giá hiện trạng của các quốc gia về tuân thủ và thực thi các cam kết CITES (Công ước về buôn bán quốc tế những loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia thực thi đáng lo ngại nhất, với thẻ màu đỏ.

Đại dịch Ebola - Nguồn gốc từ những bữa ăn tàn ác

Tất cả các khách du lịch nhiều tiền, những quan khách đến công tác tại thị xã Nghĩa Lộ đều biết đến nhà hàng của ông S. Một nhà hàng không cần biển, không cần đăng ký kinh doanh nhưng nổi tiếng khắp vùng nam Tây Bắc suốt hàng chục năm qua.

Khách đến đây có thể được chiêu đãi gần như trọn bộ sưu tập thú hoang dã còn sống ở Tây Bắc như các giống cầy cáo, các loại hoẵng, mang, nai, hươu hoang dã, thậm chí cả các loại quý hiếm như mèo rừng, beo báo đều có thể có. Rắn thì nhiều vô kể, từ hổ mang chúa đến các loại rắn nước thông thường...

Mới đây, cư dân mạng và dư luận rất bức xúc trước loạt ảnh của một nhóm thanh niên giết voọc chà vá được tung lên mạng. Những tấm ảnh ghi lại cảnh nhóm thanh niên này đang làm thịt, hành hạ hai con voọc chà vá một cách rất dã man. 

Vụ việc này gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng săn bẫy và giết thịt các loài động vật quý hiếm tại Việt Nam. Theo Sách đỏ Việt Nam, mỗi năm voọc chà, voọc đen, voọc mũi hếch... chỉ đẻ một con. Đây đang là loài thú rừng bị con người săn lùng, giết hại bạo tàn nhất.

Đại dich Ebola - nguồn gốc từ những bữa tiệc tàn ác (Ảnh minh họa).

Đại dich Ebola - nguồn gốc từ những bữa tiệc tàn ác (Ảnh minh họa).

Và mới nhất, chiều 3-8, nhận tin báo của quần chúng nhân dân tại nhà ông Nguyễn Văn Đường (48 tuổi, ngụ xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đang nhốt 1 con chim lạ. 

Lực lượng Cảnh sát môi trường kết hợp với Công an xã Tân Quới đến tìm hiểu và tạm giữ con chim lạ, có trọng lượng gần 4 kg, chiều dài sải cánh 1,2m. Theo các ngành chức năng, đây là loại chim quý hiếm nằm trong danh sách đỏ có tên là Giang Sen, loài vật quý xếp hàng thứ 2 sau Sếu đầu đỏ.

Chỉ trước đó 3 ngày, 7 giờ 30 phút sáng 29-7, từ nguồn tin của nhân dân, nghi ngờ trên xe có chở động vật hoang dã trái phép, lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa đã kiểm tra xe khách BKS 81B- 00.225. 

Qua kiểm tra, phát hiện trong khoang dưới gầm xe có 25 cá thể tê tê (tổng trọng lượng 20,5 kg); 25 cá thể rùa (tổng trọng lượng nặng 25 kg). Đây là các loại động vật hoang dã, nghiêm cấm mua bán, vận chuyển trái phép.

Có quá nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khiến bảo tồn ĐVHD quý hiếm tại Việt Nam gặp bất cập.

Theo giadinhonline

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ