Cựu Thủ tướng Ý nói chuyện với SV Việt Nam về chính trị và hòa bình

Cựu Thủ tướng Ý nói chuyện với SV Việt Nam về chính trị và hòa bình

(GD&TĐ)- GS. Romano Prodi, cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Cựu Thủ tướng Ý, hiện là Đặc phái viên Liên hiệp quốc cho Mali và khu vực Sahel sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên Việt Nam tại Học viện Ngoại giao Hà Nội vào chiều mai (18/3).

Cựu Thủ tướng ý gặp mặt báo chí chiều 17/3. Ảnh: NN
Cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi (giữa) gặp mặt báo chí chiều 17/3. Ảnh: NN

Buổi nói chuyện với chủ đề «Chính trị và hòa bình – sự hợp tác trên toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa». Đây là một trong những hoạt động của GS. Romano Prodi tại Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện «Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình» lần thứ 4 tại Đông Nam Á.

Trong buổi gặp gỡ với báo giới chiều nay (17/3) tại Hà Nội, GS. Romano Prodi chia sẻ: Bài giảng ngày mai sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về chính trị và hòa bình trên thế giới. Tình hình các nước thế giới hiện rấp phức tạp; trong khi đó, mối quan hệ giao thương cũng đang được tăng cường mạnh mẽ nên chúng ta cần phải đặt ra những quy định, quy tắc chung để tránh xung đột giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới; từ đó, các quốc gia có thể cùng nhau hợp tác, phát triển về kinh tế trong hòa bình.

GS. Romano Prodi là người cuối cùng đến Việt Nam trong khuôn khổ chuỗi sự kiện «Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình» lần thứ 4 tại Đông Nam Á; sau GS. Ngô Bảo Châu; GS.Roger B.Myerson – người đoạt giải Nobel Kinh tế; GS.Harald zur Hausen – đoạt giải Nobel Y học; GS.Douglas D.Osheroff – đoạt giải Nobel Vật lý và GS. Sir Harold W.Kroto – đoạt giải Nobel Hóa học trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2013.

Chương trình “Cầu nối” lần tứ 4 tại Đông Nam Á tổ chức liên tục từ tháng 11 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ nội dung “Xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa”, kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loạt các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí. Mục tiêu của “Cầu nối” nhằm tạo điều kiện tăng cường đối thoại và thông tin liên lạc giữa các nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.

Sự kiện cũng nhằm xây dựng cầu nối thông qua những người đoạt giải Nobel, trường đại học trong nước, các tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác...
 

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ