Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Ba Lan thừa nhận nước này từng cung cấp một cơ sở bí mật cho CIA.
Theo nguồn tin, nhà tù này hoạt động từ tháng 12/2002 đến mùa Thu năm 2003.
Cho đến nay, giới lãnh đạo Ba Lan đương nhiệm vẫn phủ nhận về sự tồn tại của cơ sở trên, song những người tiền nhiệm hồi năm 2008 đã chỉ thị tiến hành một cuộc điều tra.
Trong diễn biến liên quan, Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad cùng ngày đã cảnh báo các công dân nước này ở Pakistan về nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình chống Mỹ sau khi công bố báo cáo trên.
Đại sứ quán Mỹ ra khuyến cáo: "Các công dân nên chú ý xung quanh và đề phòng an ninh, tránh những nơi biểu tình hoặc xung đột."
Trong khi đó, theo AFP, ngày 10/12, Đức khẳng định rằng chương trình tra tấn của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), được trình bày chi tiết trong một báo cáo của Thượng viện Mỹ, là "sự vi phạm trắng trợn các giá trị tự do và dân chủ," đồng thời khuyến cáo điều này không được phép tái diễn.
Trả lời tờ Bild, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nêu rõ: "Những gì từng được cho là đúng và được thực hiện trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo là không thể chấp nhận được và là một sai lầm nghiêm trọng".
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) nhận định rằng việc Thượng viện Mỹ phơi bày chương trình tra tấn tàn bạo nhưng không hiệu quả của CIA đối với các nghi can al-Qaeda là "bước đi tích cực" trong việc thừa nhận sai lầm của chương trình này.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Catherine Ray nói: "Báo cáo này làm dấy lên các câu hỏi quan trọng về hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Mỹ."
Cũng trong một động thái phản ứng, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei chỉ trích chương trình tra tấn của CIA cho thấy chính phủ Mỹ "là biểu tượng của chính quyền chuyên chế chống lại loài người."
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo đặc biệt ở Kabul, tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã lên án "bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất đối với các hành động vô nhân tính" trong chương trình tra tấn của CIA.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giớiGD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.