Jess Henderson (trái) và Helen Reed tình nguyện tới Trung Quốc để giải cứu những con chó sắp bị giết thịt trong lễ hội thịt chó thường niên ở Ngọc Lâm, Quảng Tây. Họ tham gia các cuộc đấu giá để mua những con chó mà người ta bán để giết thịt trước khi đưa chúng về nơi ở mới cùng những đồng loại may mắn khác.
Ảnh: STR
Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm là sự kiện thường niên, kéo dài 10 ngày từ ngày Hạ chí 21/6. Theo quan niệm của người Trung Quốc, thịt chó là món ăn truyền thống, giúp giải nhiệt trong ngày hè nóng lực. Tuy nhiên, lễ hội thịt chó ở Ngọc Lâm trở nên rầm rộ trong vài năm trở lại đây. Chính quyền địa phương cho biết đây là hoạt động tự phát của người dân và tiểu thương. Ảnh: STR
Trong vài năm gần đây, lễ hội thịt cho Ngọc Lâm bị những người yêu động vật quốc tế phản đối mạnh mẽ. Nhiều con chó bị giết thịt là vật nuôi trong các gia đình, bị những kẻ trộm chó bắt và mang bán. Các hoạt động biểu tình rầm rộ phản đối lễ hội thịt chó được tổ chức nhằm gây áp lực với chính quyền ngăn để họ chặn lễ hội. Ảnh: Sinopix
Bên cạnh các hoạt động gây áp lực, nhiều nhà hoạt động còn trực tiếp tham gia các buổi đấu giá nhằm mua những con chó bị bán để giết thịt. Các hoạt động này là giải pháp tình thế bởi những người tình nguyện không thể mua tất cả những con chó được rao bán ở Ngọc Lâm. Ảnh: AP
Đến Trung Quốc với tình yêu động vật, Henderson và Reed đã giải cứu khoảng 1.000 chú chó ngay trước khi chúng bị giết thịt để trở thành món nhậu tại Ngọc Lâm. Ảnh: STR
Henderson, 24 tuổi, chăm sóc những con chó ốm yếu vừa được giải cứu. “Con chó cưng của tôi mới chết hôm 17/6 và tôi coi đó là thông điệp để tới giải cứu những con chó sắp bị giết thịt tại Ngọc Lâm”, cô gái người Anh chia sẻ. Ảnh: STR
Việc cứu giúp những con chó gặp nạn được nhiều người thực hiện nhưng các nhà hoạt động muốn ngăn chặn thảm kịch ở Ngọc Lâm trong mỗi dịp Hạ chí. Với nhiều người, lễ hội thịt chó không phải hoạt động văn hóa mà là việc làm dã man và đẫm máu. Ảnh: STR
Tuy nhiên, những người ủng hộ lễ hội thịt cho cho rằng đây là món ăn truyền thống và họ kiên quyết không từ bỏ. Lễ hội thịt chó năm 2016 vẫn được tổ chức bất chấp sự phản đối của các nhà hoạt động bảo vệ động vật. Ảnh: AP