Cuối tuần vui của 3 chị em dâu

Họ là những người xa lạ, hơn kém nhau hàng chục tuổi nhưng có duyên cùng về làm dâu một gia đình. Điều này đã kéo họ lại gần, gắn bó và đồng hành với nhau trong cuộc sống. Bây giờ, khi ở tuổi hơn 70, 80, họ vẫn là những người bạn trong đại gia đình thân thiết.

Cuối tuần vui của 3 chị em dâu
Cuối tuần là phải gặp gỡ 
Cuối tuần nào họ cũng gặp nhau lần lượt ở nhà 1 người. Không phải 1 bữa, 1 tối, 1 ngày mà trọn cả 2 ngày. Nếu trùng lịch tụ tập con cháu thì cũng tập trung hết, đông như trẩy hội. 
3 chị em dâu sẽ cùng nấu ăn. Những món rềnh rang như bún thang, chả cá, bún chả, giả cầy, canh măng, phở... được nấu rất ngon mà không ai ngại vì “mỗi người 1 tay 1 chân”. Bữa ăn vui như Tết, ai cũng hào hứng ăn và tranh nhau kể đủ chuyện trên trời dưới biển. 
Các bà lập hội chơi bài. Chả cần ăn tiền mà sao cũng hồi hộp, căng thẳng. 3 bà ngủ cùng nhau như những cô gái trẻ. Buổi tối vèo trôi qua vì các bà ôn lại những chuyện cũ, kể nhau nghe chuyện mới. Cô em dâu út tính trầm mà cũng trở nên nói nhiều vì nằm bên hai chị như hai cô bạn thân, bà chẳng phải đóng kịch, uốn lưỡi gì cả, cứ có chi nói nấy, rất dễ chia sẻ.
3bb78dd5-9289-456c-a3fa-cd4b7b5022b7.jpg
Cùng tư vấn cho con trẻ 
3 gia đình hiện có 8 con, cháu, đều đã xây dựng gia đình và có thêm 15 cháu. Mỗi lần tập trung là 6 mâm chật cứng. Và hầu như lần nào cũng có chuyện gì đó các bà phải làm quan tòa. Phương châm của các bà là con cháu nào cũng đúng, vấn đề là cần điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, thực tế. 
Nên chả có con, cháu nào bị mắng bao giờ, lúc nào cũng được “lên mây xanh”, nhưng cái gì không nên không phải thì ai cũng ý thức thay đổi ngay. 3 bà thống nhất là, sống ở trên đời sướng nhất là không bao giờ phiền luỵ đến ai và luôn mang lại niềm vui cho người thân của mình. Có lẽ vậy mà các con cháu sống ôn hòa, có bất đồng chút cũng giải quyết thông suốt ngay. 
Thích nhất là những lúc các bà được lĩnh lương, luôn có thưởng cho con cháu. Đứa nào có thành tích trong công tác, học tập đều được nhận một món quà trong giới hạn tiền cho phép của 3 bà. Nếu con cháu đang phấn đấu thì các bà lại khao kem, khao chè, khao thạch dừa. Có hôm, các bà còn cho cả họ lên phố cổ ăn chim nướng, nem chua rán, uống bia tưng bừng. 
Sống quan trọng là vui, hạnh phúc

3 bà luôn trẻ trung, luôn cười, luôn mạnh khỏe có lẽ vì có quan điểm sống ấy. 3 bà luôn chủ động cuộc sống của mình, không bao giờ luỵ phiền con cháu. Thích lên, các bà có thể đi bộ từ nhà lên Lăng Bác, đi chơi chán chê thì vòng lên hồ Trúc Bạch ăn bánh tôm hay lẩu ếch. 

Có lúc các bà nhảy xe bus thong dong lên tận sân bay, ngắm chán máy bay lên xuống, uống ly cà phê đắt rồi về. Có lúc các bà đi bộ lại những con đường cũ ngày xưa bà dâu cả vẫn gánh hàng rau đi chợ, bà dâu hai đi làm ở cửa hàng chế biến thực phẩm, bà dâu ba làm công nhân nhà máy rượu. Vừa đi vừa ôn lại bao chuyện cũ, nhất là nói chuyện cũ ở không gian mới, lối cũ nhưng đường mới, thấy mình trẻ ra mà điềm tĩnh đón nhận mọi thay đổi. 
Có lần 1 bà phải đi khám bệnh vì thấy đau bụng lâm râm một thời gian dài. Hai bà còn lại đưa người bệnh đi viện. Lúc phải ngồi chờ đến lượt gần 2 tiếng đồng hồ, 3 bà kể về 8 đận vượt cạn với 5 lần căng như dây đàn. Hình như đó là những trải nghiệm dũng cảm đã tiếp cho người ốm sức mạnh vượt qua nỗi sợ hãi bệnh tật. 
Không ai giữ được thời gian nên các bà vẫn đang già đi mỗi ngày. Nhưng không ai cấm 3 bà yêu thương, gắn bó, sống vui vẻ bên nhau, là tấm gương cho con cháu noi theo.
Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.