Ảnh minh họa: Internet
Những tưởng tình hình sau đó sẽ được cải thiện, không ngờ suốt một tháng chúng tôi không "làm ăn được gì". Chồng tôi đã thử thay đổi các kiểu. Chúng tôi cũng thay đổi cả không gian "yêu" theo lời tư vấn của nhiều bạn bè thân cận. Chúng tôi thuê nhà nghỉ, khách sạn. Rồi ai mách cái gì tôi lại uống cái đó nhưng tất cả đều không ăn thua. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng tôi trục trặc. Có lúc chồng rất giận tôi. Nhưng tình yêu vẫn còn, anh ấy cũng là người tốt, nên anh ấy vẫn chăm sóc tôi.
Nhưng thực sự là tôi rất lo lắng. Tôi khác người thế này là tôi bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Quỳnh Hoa (Lạng Sơn)
BS. Hạnh Phúc trả lời
Cái mà bạn gọi "khác người" thực ra cũng nhiều người gặp lắm. Đó là một triệu chứng trong y học gọi là co thắt âm đạo.
Trong trường hợp này, người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ này giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào, khiến việc quan hệ tình dục rất đau hoặc không thực hiện được. Mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ đau tùy từng người.
Ngoài ra, sự co thắt âm đạo có thể do các cơ quanh tiểu khung co chặt do bị căng thẳng thường xuyên. Điều này cũng hạn chế lưu lượng máu đi đến toàn bộ vùng âm đạo, làm cho niêm mạc trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương (rách), gây đau ở nhiều mức độ khác nhau.
Co thắt âm đạo là bệnh phiền phức nhưng có thể chữa khỏi. Theo nhiều nghiên cứu thì kết quả điều trị co thắt đau âm đạo rất cao. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Masters & Johnson vào năm 1970 thì tỷ lệ khỏi đến 97,7%.
Nguyên nhân dẫn đến co thắt âm đạo có thể một số chị em không biểu biết về chính cơ thể mình, nghĩ rằng âm đạo rất bé, rất hẹp hoặc có màng trinh dày che chắn nên sợ đau khi quan hệ tình dục.
Có chị em nguyên nhân là do có những xung đột nội tâm vô thức như sợ sinh con hoặc quá nhạy cảm nên bị phản ứng khi quan hệ trong môi trường không thuận lợi, không kín đáo, không an toàn dẫn đến co thắt.
Để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị, bạn cần được đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.