Cuộc sống muôn màu

 

Cuộc sống muôn màu

Khảo sát thú vị về trí tuệ nhân tạo

Tập đoàn IBM (Mỹ) vừa tiến hành khảo sát nhóm đại diện gồm 1521 người trong độ tuổi 18 - 65 ở Ba Lan, Séc và Hungary về thái độ đối với trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo đối với những người trẻ là chuyện thường ngày, nhưng đối với người lớn tuổi hơn có thể là khái niệm khá trừu tượng. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, 92% người được khảo sát đã từng nghe nói về trí tuệ nhân tạo.

88% số người được khảo sát khẳng định trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển mạnh trong những năm tới. IBM khẳng định bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế là sự cởi mở đối với công nghệ mới.

Loài kiến cắn nhanh nhất thế giới động vật

Theo nghiên cứu mới nhất, loài kiến Mystrium camillae có khả năng cắn nhanh nhất trong thế giới động vật, nhanh hơn cả báo Gepard. Một cú “đớp” của nó chỉ diễn ra trong thời gian 0,000015 giây, tức là nhanh hơn cái chớp mắt 5.000 lần.

Kiến Mystrium camillae sử dụng ưu thế này để tấn công các con mồi thuộc nhóm động vật chân khớp. Kiến Mystrium camillae sống chủ yếu ở Australia, châu Phi và Nam Á.

Tạo ra “món súp” quark-gluon trong phòng thí nghiệm

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng máy va chạm ion nặng tương đối tính (RHIC) ở Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Brookhaven để tạo ra trạng thái cực đoan gọi là plasma quark-gluon.

Trong quá trình thực hiện loạt thí nghiệm, máy gia tốc đã cho các proton và neutron va chạm trong những cấu hình khác nhau. Kết quả là họ đã tạo ra plasma quark-gluon siêu nóng (còn gọi là “món súp” quark – gluon). Điều cần nhấn mạnh là các hiện tượng này diễn ra trong nhiệt độ hàng tỷ độ C.

Bằng cách này, các nhà khoa học có thể kiểm tra bản chất của hiện tượng plasma quark - gluon tự lạnh đi trong vòng vài ba mili giây sau Vụ nổ lớn, sau đó trở thành thành tố cơ bản cho sự hình thành các nguyên tử đầu tiên.

Theo Interia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ