(GD&TĐ) – Người đã giúp lắp đặt các lò phản ứng ở Fukushima vừa cho biết cuộc đua để cứu cơ sở này đã thất bại. Trong khi đó những người tham gia làm việc tại thời điểm này được trả tiền cao gấp 20 lần so với bình thường.
Những công nhân đã được trả từ 80.000 đến 100.000 yên một ngày (khoảng 608 đến 760 bảng Anh) |
Đánh giá của ông Richard Lahey, người đứng đầu về nghiên cứu an toàn cho các lò phản ứng đun sôi nước tại General Electric khi công ty này cài đặt máy tại Fukushima, được đưa ra khi có thông tin rằng những công nhân tại nhà máy này đã được trả một khoản tiền lớn để đối phó với vấn đề tại đây. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ có thể là vô vọng khi cựu nhân viên của hãng General Electric đã chỉ ra.
Ông Richard Lahey đã nói với tờ Guardian rằng các công nhân ở đây dường như đã “thất bại trên đường đua” cứu lò phản ứng. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng không có mối nguy hiểm như lò phản ứng Chernobyl.
“Những gì chúng tôi có cho thấy, lõi đã bị tan chảy qua đáy của thùng áp lực tại lò phản ứng số 2, ít nhất có một chút đã rơi xuống sàn của cái giếng khô này. Tôi hy vọng mình đã sai, nhưng đó là điều mà các chứng cứ cho thấy”.
Bơm nước được nhấc lên một chiếc thuyền của quân đội Mỹ để chở đến nhà máy Fukushima. Tuy nhiên, nỗ lực này có quá muộn? |
Nỗi lo lắng lớn hơn là lõi phóng xạ giống như nham thạch sẽ phản ứng với nền xi măng ở lò phản ứng số 2, làm phát đi khí phóng xạ vào khí quyển.
Thật may mắn, nhà máy hạt nhân đang bị ngập nước biển, điều khiến nhiên liệu được làm mát nhanh hơn bình thường và sẽ giảm lượng khí thoát ra ngoài.
Theo tờ Independent, những người tham gia được trả từ 80.000 yen đến 100.000 yen mỗi ngày (khoảng 608 đến 760 bảng Anh) để tham gia việc cứu lò phản ứng. Cựu công nhân Shingo Kanno nói: “Họ biết là nguy hiểm nên họ đã phải trả cao gấp 20 lần so với thường lệ”.
Những nông dân làm theo mùa vụ và thợ xây đã từ chối công việc này: “Vợ và gia đình tôi đều phản đối vì nó quá nguy hiểm”.
Người ta cho rằng sẽ không có một thảm họa như Chernobyl tại Fukushima |
Một khu vực sơ tán mới đang được Công ty điện lực Tokyo xem xét theo đó sẽ đưa 130.000 người đi sơ tán.
Trong khi đó, chủ tịch Công ty điện lực Tokyo, ông Masataka Shimizu đã phải nhập viện vì áp huyết lên cao.
Ông đã không xuất hiện trước công chúng gần 2 tuần sau khi có mặt tại một cuộc họp báo ở Tokyo 2 ngày sau khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần hôm 11.3.
Phương Hà (Theo Mail Online, AP)
TIN LIÊN QUAN |
---|