Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: Việt Nam đang nằm ở đâu?

Một tổng kết nho nhỏ trong 16 năm qua của Hoa hậu Hoàn vũ cho thấy đấu trường nhan sắc Hoa hậu Hoàn vũ vốn dĩ chỉ là sân chơi của vài "ông lớn" nổi cộm...

Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: Việt Nam đang nằm ở đâu?

Trong đó có 10 quốc gia được tô màu đỏ được xem là "những ông trùm", cứ thay phiên nhau vào top, giành ngôi á hậu và đoạt vương miện Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ khiến khán giả phải...phát ngán, thuộc nằm lòng. Đó là Venezuela, Mỹ, Philippines, Mexico, Colombia, Úc, Brazil, Pháp, Puerto Rico và Cộng hòa Dominican.

Điển hình như Mỹ và Venezuela, đại diện của họ gần như hiếm khi nào không vào top trong suốt 16 năm gần đây, thậm chí nhiều lần đi sâu vào top 5 (2 quốc gia đều có 6 lần thí sinh vào top 5 của giải). Nếu như những quốc gia khác thí sinh phải "trầy trật" để tranh nhau từng suất thì sẽ là cú sốc lớn nếu gương mặt đến từ hai quốc gia này không có tên trong top dẫn đầu.

Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: VN đang nằm ở đâu? - Ảnh 1
Không phủ nhận các quốc gia này đều có sự chuẩn bị rất nghiêm túc cho cuộc thi. Không những họ đều gửi thí sinh tham dự đều đặn qua các năm mà hành trình để những cô gái ấy đến với sân chơi này cũng được đầu tư "đến nơi đến chốn". Lấy ví dụ như ở cường quốc Venezuela, các lò đào tạo hoa hậu phải bỏ hàng mấy năm trời tìm kiếm, đào tạo và giúp các cô gái trẻ đẹp hoàn thiện bản thân trước khi bước vào đấu trường nhan sắc.
Ở những nước như Venezuela, Mỹ, Colombia, Pháp, Hoa hậu cuộc thi quốc gia sẽ là đại diện chính thức tham gia HH Hoàn vũ, chứng tỏ họ xem trọng sân chơi này hơn hết thảy các cuộc thi khác. Với các quốc gia như Brazil, Philippines, các cuộc thi HH hoàn vũ cũng được mua bản quyền và tổ chức bài bản nhằm lựa chọn gương mặt sáng giá nhất tham gia cuộc thi.
Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: VN đang nằm ở đâu? - Ảnh 2

Venezuela

Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: VN đang nằm ở đâu? - Ảnh 3

và Mỹ luôn gửi những thí sinh xuất sắc nhất tham gia Miss Universe

Đứng sau 10 quốc gia kể trên, những quốc gia có màu cà phê sữa thể hiện sắc thái khá thành công trong nửa đầu thập niên 2000"s. Một số đoạt vương miện như đại diện từ Canada (2005), Nhật Bản (2007), Angola (2011).
Với trường hợp Nam Phi, đây là quốc gia cũng có sự đầu tư bài bản cho HH Hoàn vũ và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhà tổ chức nếu muốn có một đại diện của châu Phi vào top (cũng vì lí do này mà dù nhiều năm Nam Phi cử đại diện không xuất sắc tham dự nhưng họ vẫn có tên trong top ở 9/16 lần tổ chức gần đây).
Ở khu vực châu Âu, Tây Ban Nha, Croatia và Thụy Sĩ thỉnh thoảng cũng bất ngờ nổi lên như những "đại gia" nhan sắc. Nhưng cùng với Ấn Độ của châu Á, hiện tại vị trí của họ đang có nhiều "lung lay" và được dự đoán sẽ không được ưu tiên trong thời gian tới.
Cuối cùng, những nước được tô màu vàng nghệ cho thấy đang chiếm ưu thế những năm gần đây và hứa hẹn tương lai tươi sáng trong thời gian tới. Có thể kể đến Thái Lan hay Indonesia ở khu vực châu Á vốn gây nhiều chú ý trong thời gian này.
Thái Lan từng là "thế lực" trong quá khứ khi có 2 năm đăng quang (1965 và 1988), hiện tại quốc gia này gần như "bá chủ" hạng mục "Thí sinh trang phục truyền thống đẹp nhất" khi liên tiếp giành giải thưởng này trong các năm 2005, 2008, 2010, 2015. Trong khi đó Indonesia bất ngờ gây chú ý khi 3 năm liền 2013, 2014, 2015 đều có tên trong top 15.
Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: VN đang nằm ở đâu? - Ảnh 4

Đại diện Thái Lan tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015.

Còn những nước Đông Âu vốn trước nay được đồn đoán là có hẫu thuận bởi một vài nhân vật có ảnh hưởng tài chính/chính trị/quan hệ tốt với tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ nên quốc gia của họ thường xuyên có thí sinh vào top.
Ba quốc gia nổi bật hơn cả là Nga (các trùm tài phiệt, đặc biệt là Aras Agalarov ủng hộ) có đại diện đăng quang năm 2002 và vào top 5 năm 2008, Ukraine (cựu hoa hậu Oleksandra Nikolayenko ủng hộ) có đại diện vào top 5 các năm 2010, 2011, 2014, và đặc biệt là Kosovo (nhiếp ảnh gia Fadil Berisha) - quốc gia rất non trẻ với chỉ 7 lần tham gia cuộc thi nhưng đã có 2 lần vào top 16, 1 lần vào top 10 và 1 lần là Á hậu 2.
Với những liệt kê ở trên, dễ dàng thấy sân chơi HH Hoàn vũ vốn chỉ chọn 15 cô gái xuất sắc nhất trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết do năm nào cũng phải có những cái tên ở trên vào top. Rõ ràng, những đại diện khác đến từ các quốc gia như Panama, Paraguay, Albania, Malaysia hay Việt Nam phải rất vất vả nếu như muốn có tên vào danh sách cuối cùng.
Cũng vì điều này mà chính đại diện của các nước này từng phải "ngậm đắng nuốt cay" khi vẫn "ngã ngựa" mặc dù đã gửi đến sân chơi này gương mặt nổi bật nhất (Phạm Hương của Việt Nam thua cuộc tại HH Hoàn vũ 2015 là ví dụ điển hình nhất khi không vào top với danh sách toàn "ông bự" Mỹ, Venezuela, Mexico, Brazil, Úc, Pháp, Nhật Bản, Indonesia...).
Chỉ có một vài quốc gia bất ngờ làm nên chuyện khi họ sở hữu những cô gái quá xuất sắc không ai có thể phủ nhận cộng với một chút xíu yếu tố may mắn thì may ra mới có thể "chen chân" vào top như đại diện Hàn Quốc năm 2007, Trung Quốc 2011 hay Hà Lan 2014.
Cuộc chiến tranh ngôi Hoa hậu Hoàn vũ: VN đang nằm ở đâu? - Ảnh 5

Dù sở hữu vẻ đẹp "vạn người mê", Phạm Hương vẫn không được xướng tên trong top 15

Nói như vậy không có nghĩa chúng ta quá bi quan vào kết quả trong tương lai. Nỗ lực tham gia đều đặn các năm, các đại diện được chăm chút kỹ lưỡng và đầu tư đúng mức thì chắc chắn một ngày không xa cái tên Việt Nam rồi cũng sẽ được xướng lên ở đấu trường nhan sắc danh giá và khốc liệt nhất.
Theo nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ