Não bên trái cũng có ít đốm đen, và cũng không có những chi tiết vằn vện, dợn sóng như não phải. Đối với các nhà khoa học thần kinh tham gia nghiên cứu 2 tấm ảnh này, những gì phát hiện ra đã khiến họ kinh ngạc.
Não bên phải thiếu mất một vài vùng căn bản nhất có ở não bên trái. Khiếm khuyết này khiến đứa trẻ bên phải không thể phát triển các khả năng mà đứa trẻ bên trái có thể. Đứa trẻ bên phải sẽ lớn lên nhưng kém thông minh hơn hẳn, nhân cách cũng không thể hoàn thiện, dễ nghiện ngập và phạm tội hơn đứa trẻ bên trái.
Đứa trẻ bên phải nhiều khả năng sẽ không có nghề ngỗng, phải sống phụ thuộc vào trợ cấp xã hội, dễ mắc bệnh tâm thần và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Có những trẻ em kém thông minh hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa. (Ảnh minh họa: Ehsan Abbasi)
Rốt cuộc điều gì đã tạo ra sự khác biệt quá lớn đối với não của 2 đứa trẻ này?
Nhiều người cho rằng đứa trẻ bên phải rõ ràng là bị bệnh tật bẩm sinh hoặc gặp tai nạn khủng khiếp. Câu trả lời này hoàn toàn không đúng.
Nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt lạ lùng giữa 2 bộ não là do cách mà người nuôi dưỡng (cụ thể là mẹ) đối xử với chúng. Đứa trẻ có não bộ phát triển đầy đủ là do nhận được tình yêu thương chăm sóc từ mẹ. Đứa trẻ có não bộ héo hon là do bé bị ghẻ lạnh, thờ ơ, thậm chí bị đánh đập, lạm dụng.
Các nhà khoa học bắt đầu hiểu được chính xác tại sao cách mà một đứa trẻ tương tác với mẹ lại quyết định mạnh mẽ, nếu không nói là hoàn toàn đến sự phát triển não của chúng trong tương lại.
Giáo sư Allan Schore thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) nhấn mạnh rằng sự phát triển của các tế bào não ở trẻ nhỏ là "kết quả do người nuôi dưỡng tạo ra khi trông coi đứa trẻ". Nếu sự chăm sóc đó là tích cực, các mạch não sẽ phát triển tốt. Nếu đứa trẻ không được đối xử yêu thương trong vòng 2 NĂM ĐẦU ĐỜI, các gene chịu trách nhiệm về các chức năng não, bao gồm trí thông minh, sẽ không thể vận hành, mà thậm chí còn không xuất hiện.
2 năm đầu đời là khoảng thời gian quyết định tương lai vận mệnh của đứa trẻ. (Ảnh minh họa: Internet)
Tình mẫu tử thiêng liêng này không thể bị nhầm lẫn: dù trẻ đã hoàn thiện bộ gene khi chào đời nhưng những gene này vẫn tiếp tục bị chi phối do cách mà người gần gũi đối xử với chúng. Do đó 2 NĂM ĐẦU ĐỜI là khoảng thời gian quyết định, dự đoán chính xác tương lai của đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ như thế nào. Đứa trẻ càng bị ghẻ lạnh, bỏ bê và đánh đập, chửi mắng thì não của bé càng bị tổn thương nghiêm trọng.
Có đến 80% các tế bào não của một người được sản xuất trong suốt 2 năm đầu đời. Nếu quá trình xây dựng tế bào não và sự liên kết giữa chúng gặp trục trặc, những tổn thương đó sẽ là vĩnh viễn. Không sự giáo dục, uốn nắn nào sau đó có thể cứu rỗi được, hoặc kết quả sẽ không đáng kể.
Điều này lí giải vòng lặp lẩn quẩn của xã hội. Giờ chúng ta đã hiểu được vì sao sự đói nghèo, thất học, thất nghiệp, nghiện ngập, tội phạm... lại cứ lặp đi lặp lại trong một gia đình và vòng tròn đó không thể nào phá vỡ được. Chính sự đối đãi của người nuôi dưỡng khi trẻ còn nhỏ đã khiến cho vòng tròn này tiếp tục xoay đều. Bởi vì bản thân bố mẹ của bé đã bị ruồng rẫy từ khi còn nhỏ, do đó não của họ cũng đầy khiếm khuyết. Trí tuệ của họ không đủ phát triển để hiểu được mình phải chăm sóc và nuôi dạy con cái như thế nào. Kết quả là tất cả đều "học dốt" và bị gạt ra bên rìa xã hội, trở thành gánh nặng và thành phần nguy hiểm của xã hội.
Vòng lặp nghèo đói, phạm tội sẽ kéo dài nếu không có sự can thiệp sớm của chính quyền và xã hội. (Ảnh minh họa: Alamy)
Tất cả những chương trình cải tạo nhằm giáo dục lại các trẻ vị thành niên đều không có kết quả. 3/4 những người từng vào trại cải tạo rốt cuộc lại tiếp tục ngựa quen đường cũ. Tất cả là do họ đã không được yêu thương và chăm sóc tốt trong 2 NĂM ĐẦU ĐỜI. Do đó những đối tượng này sẽ không bao giờ cảm nhận được những sự khuyến khích cũng như trừng phạt như một người có bộ não phát triển đầy đủ hơn.
Cách duy nhất để chấm dứt vòng lặp này là phải có sự can thiệp sớm của các tổ chức xã hội. Những người có trách nhiệm sẽ thường xuyên thăm hỏi các gia đình và hướng dẫn những bà mẹ cách chăm sóc con mình. Những chính sách này đã được phát triển và coi trọng suốt gần 20 năm qua ở Mỹ và các nước phát triển khác. Khi bản thân những người này không thể hiểu được họ bị khiếm khuyết não, thì một sự hỗ trợ từ xã hội là rất quan trọng. Bởi vì những ông bố bà mẹ "không ra gì" vẫn có thể sản sinh được thế hệ sau tốt đẹp, nếu 2 NĂM ĐẦU ĐỜI đứa bé đó được yêu thương.