Cùng chung tay góp sức vì một xã hội học tập

GD&TĐ - Với 23 năm xây dựng và phát triển, Viện Đại học Mở Hà Nội đã khẳng định được vai trò, vị trí cũng như sự thành công của một trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân; là “con chim đầu đàn” tiên phong trong việc thực hiện mô hình “Giáo dục Mở” theo phương châm liên tục đổi mới công nghệ đào tạo từ xa, phát triển quy mô gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng đúng chuẩn theo mô hình Đại học Mở trong khu vực và trên thế giới.

Cùng chung tay góp sức vì một xã hội học tập

Sứ mệnh lớn lao

Thực hiện tôn chỉ mục đích: Xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, mọi nơi mọi lúc người dân cần gì học nấy, Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập khởi đầu từ 4 khoa với 4 chuyên ngành đào tạo đến nay Viện đã có 14 khoa chuyên môn, đào tạo 17 chuyên ngành bậc đại học, 8 chuyên ngành thạc sĩ và 1 chuyên ngành tiến sĩ.

Quy mô mở rộng, nhưng chất lượng đào tạo luôn được củng cố và nâng cao; vì vậy, vị thế và uy tín của nhà trường trong nước và quốc tế ngày càng được khẳng định.

Trên khắp các vùng miền của Tổ quốc, những sinh viên, học viên tốt nghiệp từ Viện Đại học Mở Hà Nội đang đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung xây dựng và làm giàu mạnh quê hương, đất nước.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân, Viện Đại học Mở Hà Nội còn là thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học mở châu Á, là thành viên Hội đồng quản trị Trung tâm đào tạo Mở và Từ xa các nước Đông Nam Á thuộc Hội đồng Bộ trưởng giáo dục (SEAMEO - SEAMOLEC).

Song song với việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học chính quy, Viện đã mời được đội ngũ các nhà khoa học, các giảng viên có trình độ cao cộng tác, để giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho người học.

Viện cũng tập trung đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học từ xa, đặc biệt là đào tạo trực tuyến E-learning với mục tiêu xây dựng đại học ảo hàng đầu tại Việt Nam.

Nhà trường đang từng bước khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA của tổ chức KoiCa, Hàn Quốc cho việc phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến.

Với những bước trưởng thành mạnh mẽ, đến nay Viện đã đào tạo được hơn 150.000 kỹ sư, cử nhân cho các địa phương, đào tạo cấp chứng chỉ ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học cho trên 200.000 người.

Viện được đánh giá thuộc nhóm đầu của khối các trường đại học có tỷ lệ sinh viên có việc làm và có việc làm đúng ngành nghề sau đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người học ở các địa phương trên mọi miền của Tổ quốc.

Đến nay, Viện đã nỗ lực mở rộng mạng lưới các đơn vị liên kết ở khắp các địa phương, tới các vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn, nơi còn có nhiều người mong muốn được học tập, bổ sung kiến thức để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn.

Góp sức vì sự nghiệp chung

Làm nên những thành quả to lớn của ngày hôm nay có phần góp sức không nhỏ của các đơn vị liên kết đang nỗ lực cùng chung tay, góp sức xây dựng một xã hội học tập.

Lấy tôn chỉ, mục đích hướng đến xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, Viện Đại học Mở Hà Nội và các đơn vị liên kết đã có sự phối hợp nhịp nhàng, hiẹu quả cao.

Các đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ về cơ sở vật chất, cùng chăm lo, hỗ trợ cho người học cũng như gửi tâm tư, nguyẹn vọng của người học đến với Viện, để nhà trường có điều chỉnh tốt hơn.

Và thực tế cho thấy, trên khắp các vùng miền của Tổ quốc từ miền xuôi đến vùng núi, từ đồng bằng đến hải đảo, các thế hệ sinh viên thành đạt của Viện đã và đang nỗ lực góp sức xây dựng một Việt Nam tươi đẹp.

Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo tinh thần của Nghị quyết 29, đồng thời tiếp nối những thành tích đã đạt được, định hướng của Viện sẽ chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.

Cùng với mở rộng các chuyên ngành đào tạo là công tác phát triển hạ tầng công nghệ, xây dựng các giáo trình, học liệu điện tử phục vụ đào tạo.

Viện tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới hệ thống các đơn vị liên kết ở các địa phương, để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ về cơ sở vật chất.

Đó cũng là việc tận dụng nguồn chất xám quý báu của đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo có trình độ cao đã cộng tác với Viện trong suốt thời gian qua.

Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường đại học công lập, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo đại học theo mô hình mới, mô hình “giáo dục mở”, với sứ mệnh: “Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế”.

Viện Đại học Mở Hà Nội đang quyết tâm hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, bằng việc tiếp tục phát huy thế mạnh, nỗ lực phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT, xây dựng Viện Đại học Mở Hà Nội luôn là trường trọng điểm quốc gia về giáo dục mở và đào tạo từ xa, hướng đến vì một nền giáo dục đại chúng, vì một xã học tập và học tập suốt đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.