“Của quý” và những nụ cười thiếu nữ

Tại sao trong một thời đại người ta phát hiện ra sóng hấp dẫn để hiểu biết vượt ra khỏi giải ngân hà mà chúng ta vẫn nghĩ đến những vấn đề thuộc về “cội nguồn, khởi thủy” bằng một cái chun mũi, hay tệ hơn, bằng một cái cà vạt đạo đức!

Cảnh rước "tàng thinh" tại lễ hội Ná Nhèm- Lạng Sơn
Cảnh rước "tàng thinh" tại lễ hội Ná Nhèm- Lạng Sơn
Bức ảnh nhiều biểu cảm nhất trên báo chí vừa qua, có lẽ là nụ cười một thiếu nữ dân tộc khi cái kiệu rước “tàng thinh” đi ngang. Cô ấy cười rất tự nhiên, rất thích thú, rất tươi. Và cuộc sống quả nhiên thấy cực đáng sống với những nụ cười như vậy.

Còn “tàng thinh” ư? Tra Google đi bạn. Nó chính là sinh thực khí đàn ông. Trong một lễ rước ở lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn) chứ không phải ở Nhật Bản, vừa diễn ra hôm qua. Một lễ hội mà ngay cả người già cũng không còn nhớ đã có từ bao giờ!

Không thể nói khác: Đó là một lễ hội tôn vinh cuộc sống!

Ra ngay cả các cụ cũng không đạo mạo thủ cựu như chúng ta tưởng.

Phải chăng thân phận những người phụ nữ một thời từng bị “gọt đầu bôi vôi”, ngồi mâm xó bếp đang được thay đổi dần dần nhờ sự khôi phục từ những lễ hội rất người ấy? Từ những nụ cười rất đẹp ấy?

Tôi nhớ trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp có một câu là "Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư! Ta cho cắt dái mày!". NXB Trẻ - Sông Hương khi in đã sửa lại thành “Ta cho thiến mày!".

Bỏ qua câu chuyện thay một từ ngữ đời sống mà người ta văng tung tóe khi phẫn nộ đùng đùng- bằng một chữ dạng biên bản, mốc meo, khô đét và chết cứng trên giấy, rõ ràng, bản thân cái chuyện “cắt dái”, à quên, “thiến” đó đã cho thấy sự xác nhận cái vốn quý, không phải của đàn ông - mà là của cuộc sống, nó trường sinh ở khắp nơi, ở mọi thời (Hãy nhớ thêm đi, không thiếu những bỉm sữa đã cuồng ghen bằng cách “không phải của bà thì là của chó”, bằng cách cắt nghiến. Và ném cho chó nhai).

Thế thì tại sao trong một thời đại người ta phát hiện ra sóng hấp dẫn để hiểu biết vượt ra khỏi giải ngân hà mà chúng ta vẫn nghĩ đến những vấn đề thuộc về “cội nguồn, khởi thủy” bằng một cái chun mũi, hay tệ hơn, bằng một cái cà vạt đạo đức!

Tại sao vẫn có những tư tưởng gọi là “hủ hóa”?

Tôi có một người bạn vong niên tóc bạc. Mỗi cuộc trà dư tửu hậu, ông vẫn kể lại nỗi ngạc nhiên của những người bạn Cu Ba hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, rằng: Tại sao, tại sao chúng mày lại coi chuyện đàn ông ngủ với đàn bà là vô đạo đức?

Tàng thinh không phải chỉ dùng để bài tiết, các bạn ạ.

Và chừng nào chúng ta coi việc “không chỉ bài tiết” là việc bình thường như bản chất câu chuyện đàn ông - đàn bà thì xã hội mới thoát ra được những dây nhợ mà chúng ta đang tự buộc lên mình!

Truyền thống Á đông với những mơ hồ chung chung! Nực cười quá. Điều đó giống y như là chúng ta đóng cửa để tự sướng vậy.

Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.