Cột đèn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới

Cột đèn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới

(GD&TĐ) Chiếc cột đèn trong bức ảnh kể trên có chức năng sản sinh ra điện giống như một tuốc-bin gió hay những thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời khác. Thêm vào đó, nó còn cung cấp điện vào điện lưới địa phương.

Tên của chiếc cột điện này có tên là SunMast. Được phát triển bởi công ty Scotia - có trụ sở ở Aarhus, ĐanMạch. Nguồn điện nó tạo ra trong buổi ngày sẽ được cung cấp vào lưới điện. Đến tối, nó sẽ lấy điện từ điện lưới để chiếu sáng.

Cột đèn sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới ảnh 1

Thử nghiệm ở vùng South Mimms, nước Anh đã cho thấy, việc giảm thiểu điện năng thất thoát so với cột đèn truyền thống đạt mức 120%.

 Điều đặc biệt, là chiếc cột điện này có thể tạo được ra điện ngay cả trong ngày nhiều mây. Toàn bộ phần thân cột cũng được bao phủ các tế bào quang điện để tăng diện tích hấp thụ. Một bộ chuyển đổi phía dưới cột đèn có chức năng chuyển dòng điện một chiều được tạo ra tế bào quang điện thành dòng điện xoay chiều dùng trong điện lưới.

Những tế bào quang điện do Q-Cells sản xuất và có thể tạo ra điện trong những điều kiện ít ánh nắng.   Scotia khá hào phóng khi cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn thay vì chỉ được sử dụng một loại đèn chính hãng.

Chi phí vận hành và bảo trì của SunMast cực thấp do không sử dụng các thành phần tách rời. Riêng, các tế bào quang điện vẫn đảm bảo đạt 80% công suất sau 25 năm hoạt động.

Hiện nay, Scotia cung cấp các loại cột điện ở 5 độ cao: 4m, 5m, 7m, 8m và 10m. Về nguyên lý, cột càng cao thì nó càng sản sinh ra nhiều điện. Một chiếc cột cao 10m có thể tạo ra 350 kW điện mỗi năm. 

Linh Ngọc (Theo Newscientist)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ