Công bố giật mình về tiếng ồn làm điếc vĩnh viễn

Nghiên cứu chỉ rõ 53% người mất thính giác dù không tiếp xúc với âm thanh lớn trong khi làm việc mà vì tiếng ồn.

Công bố giật mình về tiếng ồn làm điếc vĩnh viễn

Tiếng ồn trong cuộc sống hiện đại gây tổn thương thính giác vĩnh viễn cho nhiều người trưởng thành tại Mỹ.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết rằng tiếng ồn liên quan tới công việc chính là thủ phạm gây mất thính giác. Tuy nhiên, có tới 53% số người mất thính giác không tiếp xúc với âm thanh lớn trong khi làm việc, theo nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Thay vào đó, thính giác của họ dường như đã bị mất do tiếp xúc với tiếng ồn lớn tại nhà (thông qua tai nghe) hoặc trong môi trường sống xung quanh.

Cong bo giat minh ve tieng on lam diec vinh vien - Anh 1

Những tiếng ồn xung quanh cũng có thể khiến bạn mất thính lực

Nhiều người bị mất thính giác thậm chí không biết mình đang bị điều đó. Cứ 4 người thì có 1 người tin rằng thính giác của họ tốt hoặc rất tốt nhưng thực sự nó đã bị tổn thương, CDC công bố.

"Khoảng 20 triệu người Mỹ đã mất thính giác do âm thanh của các hoạt động hàng ngày trong gia đình và cộng đồng", TS Anne Schuchat, Giám đốc CDC cho biết trong một cuộc họp báo.

"Mọi người có thể không nhận ra những loại tiếng ồn mà mình tiếp xúc có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Tiếng ồn càng lớn và bạn càng tiếp xúc nhiều với chúng thì nguy cơ mất thính lực của bạn càng lớn”.

Theo CDC, nghe kém là vấn đề mãn tính phổ biến đứng thứ ba tại Hoa Kỳ. Có khoảng 40 triệu người Mỹ tuổi từ 20-69 đã mất thính lực ở một hoặc cả hai tai mà nguyên nhân có liên quan đến tiếp xúc với tiếng ồn.

Tiếng động lớn gây ra mất thính lực bằng cách gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào lông ở tai trong khi tiếp xúc với sóng âm thanh. Khả năng nghe âm thanh và tiếng ồn được dựa trên các tín hiệu mà các tế bào lông gửi đến não.

Khả năng gây tổn thương thính giác xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với âm thanh có cường độ trên 85 decibel (dB) trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tiếng ồn giao thông trong một chiếc xe hơi là 80 dB.

- Quạt thổi lá hoặc bụi hoạt động với 90 dB và có thể gây tổn thương thính giác sau 2 giờ tiếp xúc.

- Một sự kiện thể thao trực tiếp tạo ra 100 dB tiếng ồn và gây tổn thương thính giác sau 14 phút tiếp xúc.

- Một buổi hòa nhạc rock tạo ra âm thanh có cường độ 110 dB gây tổn thương thính giác trong vòng 2 phút.

- Một tiếng còi lớn tạo ra 120 dB gây tổn hại thính giác trong vòng 1 phút.

Để thấy mức độ nguy hại những tiếng ồn này, các nhà nghiên cứu của CDC đã phân tích hơn 3.500 bài kiểm tra thính lực tiến hành trên những người tham gia một cuộc khảo sát quốc gia về y tế và dinh dưỡng năm 2012.

Họ phát hiện ra rằng cứ 5 người không làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì có 1 bị tổn thương thính lực bởi tiếng ồn khác xung quanh môi trường sống. Các tổn thương thể hiện bởi sự sụt giảm rõ rệt trong khả năng nghe âm thanh, xuất hiện sớm nhất là 20 tuổi.

Con người có nhiều khả năng bị mất thính lực khi chúng ta có tuổi. Khoảng 19% thanh niên độ tuổi 20-29 đã mất thính lực, con số này tăng lên 27% trong độ tuổi 50-59. Chính vì vậy, CDC khuyến cáo mọi người cần kiểm tra thính giác của mình thường xuyên.

Việc mất thính lực liên quan tới tiếng ồn trong công việc vẫn là một vấn đề cần khắc phục. Nghiên cứu mới cho thấy gần 1/3 số người làm việc trong môi trường ồn ào đã bị mất thính lực ở 1 tai hoặc cả 2 tai, TS Anne Schuchat lưu ý.

Để ngăn ngừa thính lực bị tổn thương, bạn nên:

- Thường xuyên kiểm tra thính giác.

- Tránh những nơi ồn ào khi có thể.

- Bảo vệ thính giác với nút tai, bịt tai hoặc tai nghe loại bỏ tiếng ồn.

- Giảm âm lượng khi xem TV hoặc nghe nhạc, đặc biệt nếu bạn sử dụng tai nghe.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.