Công an nổ súng vây bắt kẻ ôm bình ga nhảy sang nhà hàng xóm cố thủ

Khi bị vây bắt vì hành động "côn đồ" của mình, Khôi mang bình gas chạy sang nhà hàng xóm khiến lực lượng công an buộc phải nổ súng cảnh cáo.

Phạm Huy Khôi (không mặc áo) bị khống chế. Ảnh: Báo Thanh niên
Phạm Huy Khôi (không mặc áo) bị khống chế. Ảnh: Báo Thanh niên

Theo báo Công an nhân dân, vào khoảng hơn 13 giờ ngày 30/11, đối tượng Phạm Huy Khôi (Sinh năm 1967, ở số 19 đường mương An Kim Hải, phường Kênh Dương, Lê Chân) đã bị hàng chục chiến sỹ thuộc công an quận Lê Chân, TP Hải Phòng khống chế và bắt giữ khi đang ôm bình gas nhảy qua nhà hàng xóm dọa đốt.

Theo hàng xóm, do Khôi thời gian gần đây thường xuyên đánh chửi người thân, đập phá, thậm chí đốt đồ đạc, nên sáng 30/11, Khôi bị cho là đã đánh đập bố mẹ và chị gái nên người dân đã cấp báo tới cơ quan công an.

Khi phát hiện công an đến nhà làm việc, Khôi đã vào bếp lấy bình gas rồi mang lên lên tầng 2 cố thủ. Khi công an yêu cầu Khôi bỏ bình gas ra ngoài trình diện thì lập tức Khôi ôm bình gas nhảy qua nhà hàng xóm (cùng đường mương An Kim Hải).

Chưa hết, tại đây Khôi khóa chặt cửa, thậm chí còn đốt lửa ngay cạnh bình gas. Thấy tình thế cấp bách, lực lượng công an một mặt thuyết phục Khôi ra trình diện, một mặt gọi lực lượng PCCC đến hiện trường .

Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, khi thấy Khôi vẫn ngoan cố không chịu ra ngoài, lực lượng công an đã buộc phải nổ 2 phát súng chỉ thiên nhằm trấn áp đối tượng, sau đó phun nước dập lửa, bao vậy và khống chế thành công đối tượng. Thời điểm bị bắt, Khôi có nhiều biểu hiện bất thường về tâm lý.

Liên quan đến vụ việc, báo Thanh niên thông tin, Khôi đã bỏ vợ, sống với bố mẹ đẻ, là đối tượng nghiện ma túy lâu năm. Do Khôi quá phá phách nên bố mẹ cho ra ở một mình trong ngôi nhà cấp 4 ngay cạnh.

Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng xử lý theo quy định.

Điều 103. Tội đe dọa giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che dấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Theo ĐS&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.