Cố vấn an ninh kỳ lạ của bà Hillary Clinton

Sử dụng email cá nhân để làm việc khi đang làm Ngoại trưởng là bê bối đã đeo bám bà Hillary Clinton trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống. Tuy nhiên ít người biết đến một nhân vật quan trọng trong vụ này: Rajiv K. Fernando.

Cố vấn an ninh kỳ lạ của bà Hillary Clinton
Co van an ninh ky la cua ba Hillary Clinton - Anh 1

Rajiv K. Fernando. Ảnh: CLAYTON HAUCK/THE WALL STREET JOURNAL

Fernando từng là một nhà giao dịch chứng khoán (trader) ở Chicago. Nghe công việc cũ chẳng có gì liên quan nhưng từ tháng 7/2011 Fernando lại có một chân trong Ủy ban tham vấn an ninh quốc tế (ISAB), có khả năng truy cập những thông tin tình báo nhạy cảm nhất quốc gia.

Không có cơ sở nào khiến Fernando có đủ khả năng đứng trong đội ngũ ISAB, ngang hàng với cựu tham vấn an ninh quốc gia Brent Scowsroft, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Willian Perry, chánh thanh tra vũ khí Liên bang, các thành viên Quốc hội và các nhà khoa học hạt nhân. Việc ông không thuộc về nơi đó là điều rõ ràng. “Chúng tôi không hề biết ông ta là ai,” một thành viên trong ủy ban cho ABC News hay. Vậy, chính xác ông ta vào được đó bằng cách nào?

Bộ Ngoại giao Mỹ đã buộc phải giao nộp email nội bộ cho nhóm giám sát Citizens United và hãng tin ABC News đã bắt đầu đào bới về việc bổ nhiệm kỳ lạ có liên quan đến ông Fernando.

Vào tháng 8 năm 2011, ABC News yêu cầu một bản sao sơ yếu lý lịch của ông Fernando từ Bộ Ngoại giao. Theo thông tin từ các email nội bộ, một nhân viên ngoại giao đã được cử ra chỉ để tìm kiếm câu trả lời cho việc làm thế nào một trader lại được bổ nhiệm vào ISAB. Ngay nhân viên này cũng ghi chú rằng “đó là lẽ tự nhiên khi thắc mắc làm cách nào Fernando lại lọt vào ủy ban này khi so sánh với danh sách các ứng cử viên tiềm năng còn lại.”

Chỉ vài giờ sau, Wade Boese, chánh văn phòng thư ký của bộ, đã phản hồi: “Câu trả lời thật, đơn giản chỉ là cấp dưới của S (là Cheryl Mills) đã thêm Fernando vào".

S, trong trường hợp này, là chỉ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton . Bà Mills, nhân viên ngoại giao kỳ cựu, là chánh văn phòng. Tại sao bà Hillary lại tin tưởng giao các bí mật quốc gia cho một người đàn ông không có kinh nghiệm tình báo gì?

Dưới đây là những gì chúng ta biết chắc chắn: ông Fernando, trước khi được bổ nhiệm, đã đóng góp cho quỹ William J. Clinton khoảng 100.000 đến 250.000 USD. Ông là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho bà Clinton trong cuộc chạy đua vào nhà Trắng năm 2008, và sau này là người gây quỹ lớn cho Obama. Ông trả hơn 10.000USD cho một tổ chức chính trị nhằm giúp bà Hillary trả khoản nợ trong chiến dịch năm 2008.

Các email năm 2011 tố cáo rằng Bộ ngoại giao biết họ có vấn đề nhưng quyết định phải bảo vệ danh tính của Ngoại trưởng và các văn phòng”, cố vấn cảnh báo. Theo các thông điệp trong email, bà Mills yêu cầu các nhân viên “ngăn chặn” cơ quan báo chí.

Tài liệu từ Citizens United chỉ ra rằng những email về việc bổ nhiệm Fernando được chuyển tiếp đến tài khoản cá nhân của bà Clinton, nơi mà chúng rơi vào một hố đen. Liệu có các email bàn luận về lợi ích cá nhân khi chỉ định ông Fernando? Có nên hỏi người quản lý web của bà Clinton không khi mà ông này gần đây đã bị gọi điều tra 125 lần liên tục.

Các cơ quan báo chí cũng lưu ý rằng ông Fernando đang bị khuyết trong danh sách cựu thành viên ISAB trên website của Bộ ngoại giao. Vậy nên bộ cũng rửa sạch các lưu trữ quốc gia về các thực tế này, như việc cố tình cắt một đoạn từ video của một bài tóm tắt báo chí không dễ chịu, hay khi chính quyền cố gắng kiểm duyệt các bản tóm lược các cuộc gọi đến 911 trong vụ xả súng Orlando.

Về phần Fernando, nhân vật này vẫn đang tiếp tục rót tiền cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Hillary Clinton. Hé lộ từ website quỹ Clinton cho thấy ông vẫn tiếp tục quyên góp và đến nay số tiền đã nằm trong khoảng từ 1 đến 5 triệu USD.

Theo CafeF

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ